Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for the ‘T11/04. Dân Ấn lo ngại’ Category

ẤN ĐỘ: LO NGẠI DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN

__________

 

Tác giả: Tâm An (lược dịch theo The Washington Post)
TuanVietNam.net, 04/11/2009
.

Bhupat Parekh – một kỹ sư Ấn Độ đã nghỉ hưu – kiên quyết: “thay vì thắp hai ngọn đèn, chúng tôi chỉ cần một thôi, nhưng chúng tôi sẽ không chấp nhận một nhà máy hạt nhân ở ngay sau nhà mình”.

Tại Jasapara (Ấn Độ), ông Ajitbhai Narela vừa đứng chênh vênh trên thành giếng mỏng mới đào, vừa nhìn ra bãi lạc và xoài non của mình một cách tự hào.

Ông nói, hàng thập kỷ nay, gia đình ông đã đã canh tác trên mảnh đất này, làm ruộng và trồng những loại quả ngon ngọt. Nhưng không lâu nữa, những cánh đồng này có thể biến mất – Narela nói thêm. Nếu các quan chức Ấn Độ thực hiện đường lối của họ, đất đai của làng ven biển này sẽ bị quy hoạch để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân.

“Đây là nơi chúng tôi sinh ra. Chúng tôi đã trồng trọt trên mảnh đất này bằng cả máu và mồ hôi của bao thế hệ” – ông Narela, 55 tuổi – cho biết: “chính phủ có thể thiêu sống chúng tôi tại đây, nhưng chúng tôi sẽ không bao giờ bán đất của mình”.

Theo đề xuất, nhà máy hạt nhân này sẽ được thiết kế sử dụng công nghệ của Mỹ, để đưa dự án này trở thành một trong những dự án đầu tiên có khả năng được thực hiện sau Hiệp định hạt nhân dân sự mang tính lịch sử giữa Ấn Độ và Mỹ được ký vào năm ngoái. Nhưng, người dân làng không muốn điều đó xảy ra.

Ajitbhai Narela lo ngại về sự an toàn và sinh kế của cả làng khi nhà máy điện hạt nhân được xây dựng tại đây. Nguồn ảnh: The Washington Post

Hiệp định đã được dự thảo cho phép Ấn Độ tiếp cận với công nghệ hạt nhân toàn cầu và các nguồn cung nhiên liệu sau 3 thập kỷ cô lập. Trước khi ký hiệp định này, các quan chức Mỹ đã phải vượt qua sự dè dặt của các chuyên gia chống phổ biến hạt nhân. Còn những người ủng hộ hiệp định phải vượt qua mối quan ngại rằng hiệp định này sẽ thắt Ấn Độ quá chặt vào những lợi ích chiến lược của Mỹ.

Hiện nay, ở những cộng đồng nông thôn như Jasapara, việc thực thi hiệp ước gây nên những mối quan ngại về đất đai và sinh kế vì nông dân bị yêu cầu phải bán đất để lấy chỗ cho lò phản ứng hạt nhân. Hiệp ước cũng gây ra những lo lắng về sự an toàn. Ở New Delhi, một cuộc tranh luận dữ dội về các nguyên lý cơ bản của luật nghĩa vụ pháp lý được đề xuất sẽ gồm có yêu cầu bồi thường trong trường hợp xảy ra tai nạn hạt nhân. Các công ty: GE và Westinghouse của Mỹ sẽ chưa thể hoạt động ở đây trước khi Ấn Độ thông qua luật này.

Các nhà hoạt động chống hạt nhân đã phát tờ rơi và chiếu phim về thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986 cho những người dân ở đây, và những cuộc biểu tình đã được tổ chức ở khu vực dành cho công ty hạt nhân Pháp Areva.

Narela không biết nhà máy hạt nhân là gì, nhưng ông đã nhìn thấy những hình vẽ trên các bức tường làng cảnh báo về sự nguy hiểm của nó. “Họ nói không khí sẽ trở nên độc hại, bê sinh ra sẽ không có chân, gà con nở ra sẽ bị mù” – ông nói.

Theo lời của một quan chức về lĩnh vực này, Ấn Độ có thể sẽ đệ trình Dự thảo luật Nghĩa vụ pháp lý Hạt nhân Dân sự vào tháng tới tại quốc hội. Dự thảo sẽ đưa ra nghĩa vụ pháp lý khi xảy ra rủi ro với Tập đoàn Điện hạt nhân nhà nước của Ấn độ và quy định trần về mức bồi thường cao nhất cho thiệt hại. Vị quan chức này cũng cho biết các điều khoản của luật phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, các nhà hoạt động am hiểu dự thảo này cho biết nó rất rắc rối.

Satinath Sarangi lập luận: “Dự thảo được đề xuất hoàn toàn không thể chấp nhận được vì nó cho phép công ty nước ngoài cung cấp trang thiết bị và thiết kế cho Ấn Độ được miễn thuế. Một tai nạn cũng có thể xảy ra do lỗi thiết kế hoặc nguồn cung không đạt tiêu chuẩn. Liệu luật này có cho chúng tôi quyền được kiện họ không?” Satinath Sarangi là một nhà hoạt động, đại diện cho những người sống sót từ vụ tai nạn công nghiệp ở thành phố Bhopal – khi khí độc rò rỉ từ một nhà máy của Union Carbide, làm 14000 người ốm chết.

Bò đang gặm cỏ tại khu vực Three Mile Island (Harrisburg, Pennsylvania – Mỹ) – nơi từng xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử Mỹ (1979). Nguồn ảnh: Corbis

Rất nhiều nhà hoạt động đã hối thúc chính phủ ban hành đạo luật để đem lại các bảo trợ cho những người dân sống gần khu vực lò phản ứng. Mohit Saraf – một thành viên của lực lượng đặc nhiệm do Liên bang Công nghiệp Ấn Độ và Hội đồng Thương mại Mỹ – Ấn thiết lập – biện hộ rằng đây là việc làm cần thiết nếu Ấn Độ trông đợi xây dựng các lò phản ứng tại đây.

“Tranh cãi tại Ấn Độ hiện nay rất cảm tính” – Saraf cho biết. “Mọi người nhìn nhận một cách sai lầm rằng dự luật này chỉ có lợi cho các công ty của Mỹ”.

Bên cạnh bộ luật về trách nhiệm pháp lý trong nước, Hội đồng Thương mại Mỹ – Ấn muốn Ấn Độ muốn nước này ký vào Thỏa thuận Đền bù Bổ sung, mà theo đó các nguồn vốn dự trữ toàn cầu sẽ được đóng góp vào trong trường hợp thiệt hại từ tai nạn vượt quá 480 triệu USD.

Tuy nhiên, một số người tại Ấn Độ đã phản đối thỏa thuận này bởi nó có thể ngăn các vụ kiện của Ấn đệ trình tại các tòa án của Mỹ.

Ấn Độ hy vọng sẽ phát 63,000 megawatt điện hạt nhân vào năm 2030 với sự hỗ trợ của các công ty Mỹ, Pháp và Nhật. Ấn Độ cũng hy vọng kết quả của bản thỏa thuận hạt nhật sẽ tạo ra mười ngàn công việc tại nước này và Mỹ.

Còn tại Bhavnagar, các quan chức cho biết nhà máy hạt nhân – nếu được xây dựng – sẽ không chỉ thúc đẩy nền kinh tế, mà còn giúp cải thiện hệ thống hạ tầng tại địa phương.

Tuy vậy, hứa hẹn về sự phát triển kinh tế cũng không làm dịu đi phần nào nỗi sợ hãi của những người phản đối. Người dân sống tại đây cho biết, những thảm họa như Bhopal và Chernobyl đã khiến họ sợ rằng các rủi ro là quá lớn.

__________

nguồn: TuanVietNam.net, (04/11/2009)

http://tuanvietnam.net/2009-11-03-an-do-lo-ngai-du-an-nha-may-dien-hat-nhan

Read Full Post »