Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for the ‘E. DIỄN TRÌNH DỰ ÁN ĐHN VN’ Category

DỰ ÁN NMĐHN NINH THUẬN

CÓ THỂ CHẬM KHỞI CÔNG

________

CAND – 10:06:00 15/07/2012,
Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ Nguyễn Quân, do phải tiến hành thận trọng, kĩ lưỡng nên có thể tiến độ khởi công nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam sẽ chậm lại.
Ngày 13/7, bên lề hội nghị tập huấn “Tăng cường sự tham gia của các cơ quan thông tấn báo chí đối với công tác truyền thông khoa học và công nghệ” được tổ chức tại Hòa Bình, Bộ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ Nguyễn Quân cho biết: “Để đảm bảo an toàn cao nhất cho dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam, cả Việt Nam và đối tác Nga đều phải xem xét lại tất cả các yếu tố về địa điểm xây dựng, công nghệ. Địa điểm cũ đã phát hiện một vài đới đứt gãy đang hoạt động có thể gây mất an toàn trong tương lai nên có thể phải điều chỉnh. Phía đối tác Nga cam kết, công nghệ lò phản ứng thế hệ thứ 3 mà Nga sẽ áp dụng tại Ninh Thuận 1 là công nghệ hiện đại, an toàn nhất hiện nay. Hiện tại, Chính phủ đã thành lập Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia. Hội đồng đã yêu cầu phía EVN cũng như đối tác Nga luôn luôn phải quan tâm tới yếu tố an toàn, hoàn thiện báo cáo đầu tư trong năm 2013. Do phải tiến hành thận trọng, kĩ lưỡng nên có thể tiến độ khởi công nhà máy sẽ chậm lại”

Khánh Vy

________
nguồn: Công An Nhân Dân Online, 15/07/2012.

 

 

Read Full Post »

NHÂN LỰC VẬN HÀNH NMĐHN VN

SẼ ĐƯỢC ĐÀO TẠO TẠI TPU

________

Năng lượng VN, 10/07/2012.

Ngày 1/9/2012, một trong những trường đại học kỹ thuật tốt nhất tại Nga là Đại học bách khoa Tomsk (TPU) sẽ bắt đầu đào tạo nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân tương lai của Việt Nam. Tại TPU đã thành lập Trung tâm đào tạo và nghiên cứu ứng dụng của Tập đoàn “Rosatom”, và thanh niên Việt Nam sẽ là những sinh viên đầu tiên được đào tạo tại đây.

Đại học bách khoa Tomsk (Nga)

TPU là một trong những tổ chức hỗ trợ của “Rosatom”, cùng với Đại học tổng hợp hạt nhân quốc gia MIFI, Trường đại học tổng hợp quốc gia Ural, Trường đại học năng lượng Matxcova. Mỗi trường đại học sẽ đào tạo nhân sự theo những ngành nhất định cần thiết cho hoạt động của nhà máy điện hạt nhân hiện đại.

Giáo sư Igor Shamanin, Giám đốc Trung tâm đào tạo và nghiên cứu ứng dụng cho biết, sinh viên tốt nghiệp trường chúng tôi làm việc và hoạt động nghiên cứu theo chuyên ngành. Quá trình hình thành ngành điện hạt nhân bắt đầu từ việc đào tạo các nhân viên có trình độ cao, không chỉ đơn giản là biết vận hành các cơ sở hạt nhân, mà phải hiểu được cặn kẽ các quá trình xảy ra trong các cơ sở ấy. Đó chính là vấn đề mà chúng tôi sẽ giải quyết.

TPU ngày hôm nay là trường đại học duy nhất trong không gian Liên Xô (trước đây) có lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động để đào tạo sinh viên. Sinh viên của chúng tôi học cách khởi động lò phản ứng hạt nhân, đưa nó lên đến công suất hoạt động và kiểm soát tất cả các thông số cần thiết cho hoạt động an toàn của lò phản ứng.

Từ ngày 20 tháng 7 tới, các sinh viên tương lai của Trung tâm sẽ từ Việt Nam đến Đại học bách khoa Tomsk. Danh sách này bao gồm các cử nhân lựa chọn từ những sinh viên tốt nghiệp của 7 trường đại học Việt Nam.

Sau đợt thi nghiêm túc ở Tomsk gồm các môn tiếng Anh, vật lý, toán học và các lĩnh vực kỹ thuật cơ bản sẽ chọn ra 10 sinh viên cho lớp thạc sĩ hai năm học bằng tiếng Anh được tổ chức tại Trung tâm. Sau khi tốt nghiệp khóa học tại Trung tâm, họ sẽ trở thành các chuyên gia, không chỉ có thể đối phó với bất kỳ nhiệm vụ nào trong hoạt động của lò phản ứng hạt nhân, mà còn có thể phát triển nhiên liệu hạt nhân mới, cải thiện phương thức hoạt động của lò phản ứng nhà máy và công nghệ bức xạ.

Ông Igor Shamanin nói: Sau khi tốt nghiệp, những chuyên gia này sẽ trở về Việt Nam và làm việc ở đó với tư cách là cố vấn Nga. Trong hai năm, các nhân viên Nga và Việt Nam cần phải tìm hiểu lẫn nhau để tạo ra một tập thể tương tự như phi hành đoàn trong tàu vũ trụ, cùng quản lý nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam.

Để vận hành một lò phản ứng hạt nhân cần có từ 700 đến 1.000 chuyên gia theo các hướng khác nhau, do vậy trong thời gian tới, công tác tuyển sinh sẽ được tổ chức hàng năm.

Trung tâm đào tạo và nghiên cứu ứng dụng của “Rosatom” ở trường Đại học bách khoa Tomsk sẽ còn rất nhiều công việc cần phải hoàn thành, bởi nhu cầu nhân lực điện hạt nhân Việt Nam giai đoạn sau 2020 là rất lớn.

(Nguồn:vietnamese.ruvr.ru)

______________

nguồn: Năng lượng VN, 10/07/2012.

http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dien-hat-nhan-nang-luong-tai-tao/nhan-luc-van-hanh-nha-may-dien-hat-nhan-viet-nam-se-duoc-dao-tao-tai-tpu.html

Read Full Post »

VIỆT NAM CHÍNH THỨC RA MẮT

“HỘI ĐỒNG AN TOÀN HẠT NHÂN QUỐC GIA”

________

NangluongVietnam, 12/07/2012.

Hội đồng An toàn Hạt nhân Quốc gia đã ra mắt và họp phiên thứ nhất, Hội đồng với sự tham gia của các bộ: Bộ Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Công an, Quốc phòng, Y tế và Tài nguyên và Môi trường (gồm 11 thành viên) – do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân làm Chủ tịch Hội đồng.

Các thành viên trong Hội đồng đã tập trung thảo luận, cho ý kiến vào quy chế hoạt động của Hội đồng; kế hoạch hoạt động, những công việc quan trọng, cấp thiết từ nay đến cuối năm 2012 và trong năm 2013 theo quy định của Luật Năng lượng Nguyên tử.

Các chính sách, biện pháp bảo đảm an toàn hạt nhân trong sử dụng năng lượng nguyên tử và công tác chuẩn bị thẩm định an toàn địa điểm nhà máy điện hạt nhân cũng được các thành viên Hội đồng bàn thảo.

Các thành viên Hội đồng An toàn Hạt nhân Quốc gia. Ảnh: Hồng Hiệp

Cơ quan thường trực Hội đồng đã đề xuất xây dựng Chương trình hành động quốc gia về bảo đảm an toàn bức xạ và hạt nhân đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2012. Trong đó có một số chính sách quan trọng về an toàn phục vụ chương trình điện hạt nhân quốc gia; đồng thời, đề xuất kế hoạch làm việc của Hội đồng để xử lý báo cáo trung gian của tư vấn khảo sát địa điểm và lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2…

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã báo cáo về tiến độ khảo sát địa điểm và công tác chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đại diện Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ) báo cáo về các yêu cầu liên quan tới xây dựng cơ sở hạ tầng an toàn phục vụ chương trình điện hạt nhân quốc gia.

NangluongVietnam

Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia bao gồm 11 thành viên:

1. Ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng
2. Ông Lê Đình Tiến, Thứ trưởng Bộ KH&CN, Phó chủ tịch Thường trực
3. Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Phó chủ tịch
4. Ông Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên
5. Ông Đặng Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên
6. Ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy viên
7. Bà Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế, Ủy viên
8. Ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Ủy viên Thường trực
9. Ông Lê Chí Dũng, Phó Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Ủy viên thư ký
10. Ông Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Viện năng lượng Nguyên tử Việt Nam, Ủy viên
11.Ông Lê Văn Hồng, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Ủy viên

______________

nguồn: http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dien-hat-nhan-nang-luong-tai-tao/viet-nam-chinh-thuc-ra-mat-hoi-dong-an-toan-hat-nhan-quoc-gia.html

Read Full Post »

(Bài 1/4):

TEPCO RÚT KHỎI DỰ ÁN HẠT NHÂN Ở VN

__________

BBC Vietnamese, 28/06/2012.

Tepco nói họ muốn tập trung vào giải quyết hậu quả khủng hoảng hạt nhân thay vì xuất khẩu công nghệ này.

Tân chủ tịch của Công ty Điện lực Tokyo (Tepco), Nhật Bản, tuyên bố công ty này sẽ rút ra khỏi dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam, báo Mainichi cho hay.

Tepco là cổ đông chính với 20% cổ phần trong Công ty Phát triển Năng lượng Hạt nhân Quốc tế của Nhật Bản (JINED) với sự tham gia của tám công ty điện khác nữa.

Báo Mainichi dẫn lời tân chủ tịch Naomi Hirose nói: “Các kỹ sư chuyên về lò phản ứng hạt nhân của Tepco cần tập trung vào việc ổn định và tháo dỡ các lò phải ứng tại nhà máy [bị sự cố ở Fukushima] trong thời gian dài.

“Chúng tôi không thể đặt trọng tâm vào xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân vì nó ảnh hưởng tới cách ứng phó của chúng ta với cuộc khủng hoảng.”

Vụ rò rỉ hạt nhân tại các nhà máy ở Fukushima ảnh hưởng tới một vùng rộng lớn và khiến hàng chục người phải di tản.

Người ta ước tính Nhật Bản sẽ mất hàng chục năm để tẩy phóng xạ.

‘Quá tham vọng’

Tờ Mainichi nói quyết định rút khỏi JINED của Tepco có nhiều khả năng buộc chính phủ xem xét lại chính sách thúc đẩy xuất khẩu hạt nhân của họ.

Các đối tác còn lại của JINED cũng bao gồm các công ty Hitachi, Mitsubishi Heavy Industries và Innovation Network Corporation of Japan.

Việt Nam định đặt nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận

Việt Nam định đặt nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận.

Mainichi dẫn lời một quan chức của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, bộ đưa ra sáng kiến thành lập JINED, nói họ đang xem xét chuyện mời Công ty Điện lực Kansai thay thế Tepco ở vai trò dẫn đầu.

Các nguồn tin chính phủ được báo Mainichi dẫn cũng nói Việt Nam có thể hủy hợp đồng với JINED nếu Nhật không bù đắp được cho việc Tepco rút đi.

Dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận của Việt Nam bị coi là “quá tham vọng” trong khi Hà Nội chưa có khả năng đảm bảo an toàn cao, tính minh bạch còn thấp và tệ tham nhũng tràn lan.

Nhiều nhân sỹ, trí thức của Việt Nam đã kêu gọi hủy bỏ dự án điện hạt nhân sau cuộc khủng hoảng rò rỉ phóng xạ tại Fukushima ở Nhật Bản

Một số chuyên gia cũng đặt câu hỏi đối với việc Nhật Bản xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân trong khi chính họ lại đang dần từ bỏ công nghệ này.

Hôm qua cổ đông Tepco đã thông qua quyết định quốc hữu hóa công ty này.

Chính phủ Nhật sẽ đưa một ngàn tỷ yên (12,6 triệu đôla) vào công ty để tránh phá sản và đưa tổng số tiền chính phủ hỗ trợ cho Tepco lên ít nhất 3,5 ngàn tỉ yên kể từ trận động đất vào năm ngoái làm hư hại lò phản ứng.

__________

nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/06/120628_tepco_abandons_vietnam.shtml

__________________

(Bài 2/4:)

TEPCO RÚT LUI KHỎI KẾ HOẠCH

XUẤT KHẨU LÒ PHẢN ỨNG NGUYÊN TỬ SANG VN.

__________

RFI tiếng Việt, 28/06/2012.

Trụ sở Tepco tạiTokyo
REUTERS/Kim Kyung-Hoon

Theo nhật báo Mainichi Shimbun ngày 28/06/2012, tập đoàn Nhật Tokyo Electric Power Co. tức Tepco, từ bỏ kế hoạch xuất khẩu hai lò phản ứng cho một nhà máy điện nguyên tử ở Việt Nam.

Tập đoàn Tepco dự kiến rút lui khỏi đề án cung ứng và vận hành hai lò phản ứng hạt nhân cho một nhà máy điện nguyên tử Việt Nam. Dự án này do International Nuclear Energy Development thực hiện. Đây là một tập đoàn có trụ sở tại Tokyo, được thành lập năm 2010 với nguồn vốn từ ngân sách, các nhà sản xuất thiết bị hạng nặng và công ty năng lượng, trong đó có Tepco, nhằm xúc tiến xuất khẩu kỹ nghệ nguyên tử.

Theo tờ Mainichi Shimbun, thì giám đốc Tepco, Naomi Hirose hôm qua nói rằng: “Các kỹ sư năng lượng nguyên tử của chúng tôi vẫn còn phải làm rất nhiều việc để ổn định và ngưng vận hành các lò phản ứng” tại nhà máy Fukushima Daiichi bị tai nạn. Theo ông Hirose, thì không thể từ bỏ nhiệm vụ trong nước mà vẫn xúc tiến xuất khẩu.

Hãng thông tấn Jiji Press cho biết, Tepco đã từng hy vọng gởi các kỹ sư sang nhà máy điện nguyên tử Việt Nam để vận hành và bảo trì, và nhận các kỹ sư Việt Nam vào làm việc tại các nhà máy của Tepco ở Nhật.

International Nuclear Energy Development nói rằng đã không được thông tin về bất kỳ thay đổi nào trong kế hoạch của Tepco. Một viên chức giấu tên cho biết: “Chúng tôi đã khẳng định với Tepco là sẽ tiếp tục hợp tác trong dự án với Việt Nam”. Còn tập đoàn Tepco trước mắt chưa đưa ra lời bình luận nào.

Thảm họa động đất và sóng thần xảy ra tại Fukushima ngày 11/03/2011 khiến nước Nhật vốn hãnh diện về công nghiệp hạt nhân của mình, đã rơi vào khủng hoảng. Tai nạn đã làm ô nhiễm một vùng đẩt rộng lớn, khiến hàng chục ngàn người phải đi sơ tán. Việc làm sạch phải mất nhiều thập kỷ, và các nhà khoa học cảnh báo một số ngôi làng sẽ phải bị bỏ hoang.

Tập đoàn Tepco hồi tháng Ba cho biết đã bị lỗ đến 781 tỉ yen trong năm tài chính vừa qua, do các chi phí phát sinh từ thảm họa Fukushima, và phải nhập khẩu dầu hỏa để sản xuất bù vào lượng điện bị thiếu hụt vì các nhà máy điện nguyên tử bị ngưng hoạt động. Được biết trong cuộc họp hôm qua, các cổ đông đã tranh cãi dữ dội, trước khi thông qua quyết định quốc hữu hóa tập đoàn này.

__________

nguổn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120628-tepco-rut-lui-khoi-ke-hoach-xuat-khau-lo-phan-ung-nguyen-tu-sang-viet-nam

__________________

(Bài 3/4🙂

CÔNG TY ĐIỆN LỰC NHẬT RÚT KHỎI DỰ ÁN

NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN VIỆT NAM

________

DienDanCTM (Bản tin 28-06-2012)

Công ty điện Nhật ký kết hợp đồng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 2 hồi năm ngoái

Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) vừa quyết định rút khỏi  dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam. Quyết định được ông Naomi Hirose, tân chủ tịch TEPCO, tuyên bố và báo Mainichi loan tải ngày hôm nay 28-6.

Lý do được ông Naomi Hirose đưa ra là các kỹ sư chuyên về lò phản ứng hạt nhân của TEPCO cần phải tập trung giải quyết hậu quả khủng hoảng hạt nhân tại Fukushimat sau vụ sóng thần, nên không thể đặt trọng tâm vào xuất khẩu công nghệ này.

TEPCO có 20% cổ phần và là cổ đông chính cùng với sự tham gia của tám công ty điện khác trong Dự án Phát triển Năng lượng Hạt nhân Quốc tế của Nhật Bản (JINED),  theo sáng kiền thành lập của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản. Cơ quan JINED đang hợp đồng xây dựng các nhà máy hạt nhân tại Việt Nam. Quyết định rút khỏi JINED của TEPCO có nhiều khả năng buộc chính phủ Nhật xem xét lại chính sách thúc đẩy xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân của họ.

Trong thời gian qua, dư luận tại Việt Nam cũng đã chống đối việc nhà nước theo đuổi chương trình điện hạt nhân, với ý định định đặt nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận. Rất nhiều nhân sỹ, trí thức đã lên tiếng kêu gọi hủy bỏ dự án điện hạt nhân sau sự cố  rò rỉ phóng xạ tại Fukushima trong thiên tai sóng thần ở Nhật Bản hồi năm ngoái. Các chuyên gia trí thức đã viết thư tập thể gửi chính phủ Nhật kêu gọi ngưng dự án này, cũng như đặt câu hỏi đối với việc Nhật Bản xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân trong khi chính họ lại đang dần từ bỏ công nghệ này.

Hàng chục ngàn dân chúng Nhật biểu tình chống hạt nhân hôm 22-6-2012 trước dinh Thủ tướng

Hồi tháng 3, tờ New York Times ở Mỹ trong một bài nhận định có đưa ra cảnh báo rằng Việt Nam đang có một chương trình điện hạt nhân “tham vọng vào loại bậc nhất trên thế giới” trong lúc thế giới đang có lo ngại về chúng. Theo lời các chuyên gia về lãnh vực này mà tờ báo này trích dẩn thì Việt Nam có rất nhiều vấn đề như đảm bảo an toàn thấp kém, tham nhũng tràn lan và thiếu minh bạch. “Thời gian biểu quá tham vọng có thể dẫn tới quản lý yếu kém, cũng như mối quan hệ thông đồng giữa các nhà quản lý và khai thác có thể góp phần vào thảm họa như tại nhà máy hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản năm ngoái.”  Trong khi đó, không biết vì lý do gì, các nhà lãnh đạo Hà Nội lại nhất quyết theo đuổi dự án hạt nhân cho bằng được.

Tuy nhiên qua diễn tiến mới từ quyết định rút lui của TEPCO, theo báo Mainichi trích dẫn nguồn tin từ viên chức chính phủ Nhật cho biết, phía Việt Nam đang dọa có thể hủy hợp đồng với JINED nếu Nhật không bù đắp được cho việc rút lui của công ty TEPCO, và như thế trước mắt các dự án này khó sẽ còn nhiều trở ngại và thêm nhiều bất an.

________
nguồn: Diễn đàn Chân Trời Mới, (28/06/2012).
___________________
(Bài 4/4:)
TEPCO NHẬT BẢN DỪNG XUẤT KHẨU HẠT NHÂN
________

Tokyo, 28/06/2012 (AFP)– Bản tin ngày thứ Năm cho biết, Công ty Năng lượng ĐiệnTokyo đang dừng các kế hoạch xuất khẩu công nghệ nhà máy điện hạt nhân của mình vì đang gặp khó khăn trong việc giải quyết thảm nạn Fukushima.

Nhật báo Mainichi Shimbun nhận định, việc quay lái của một trong những cơ sở lớn nhất thế giới này có lẽ là một sự thất bại của chính sách thúc đẩy công nghệ hạt nhân, đã từng là một niềm tự hào của Nhật Bản.

Tờ báo viết tiếp, Điện lực Tokyo, được biết dưới tên gọi TEPCO, sẽ rút kế hoạch cung cấp và vận hành hai lò phản ứng hạt nhân tại một nhà máy ở ViệtNam.

Dự án này do công ty Phát triển Năng lượng Hạt nhân Quốc tế, có trụ sở đóng ở Tokyo thành lập năm 2010 bằng nguồn công quỹ, của các nhà sản xuất các máy móc hạng nặng, và các công ty năng lượng bao gồm TEPCO, để khuếch trương việc xuất khẩu năng lượng hạt nhân.

Cũng theo tờ Mainichi, vào ngày thứ Tư, ông Naomi Hirose, Chủ tịch TEPCO cho biết: “Các kỹ sư năng lượng của chúng tôi vẫn còn cần phải làm nhiều việc nữa để nhằm ổn định và gỡ bỏ các lò phản ứng” ở nhà máy Daiichi Fukushima bị hư hại.

Ông cho biết rằng “Hẳn là không thể” dừng lại các nhiệm vụ nội bộ và khuếch trương việc xuất khẩu.

Theo bản tin của Jiji Press, TEPCO đã dự kiến sẽ gửi các kỹ sư của công ty đến nhà máy điện của Việt Nam để vận hành và bảo trì trong khi nhận [huấn luyện] các kỹ sư Việt Nam tại các nhà máy điện của mình.

Công ty Phát triển Năng lượng Hạt nhân Quốc tế cho biết là họ chưa nhận được thông báo nào từ TEPCO cả.

Một quan chức ẩn danh cho biết: “Chúng tôi đã xác nhận với Điện lựcTokyorằng sẽ tiếp tục hợp tác với dự án (ViệtNam)”.

Hiện tại vẫn chưa có một bình luận chính thức nào từ phía TEPCO về ý kiến này cả.

Tình trạng nóng chảy lò phản ứng do thảm nạn sóng thần ở Fukushima vào Tháng Ba năm 2011 đã đẩy Nhật Bản vào cơn khủng hoảng hạt nhân, vì các lò phản ứng bị rò rỉ đã gây ra nạn ô nhiễm đất nông nghiệp trên diện rộng và buộc phải di dời hàng chục nghìn người ra khỏi nơi cư trú.

Công việc dọn dẹp này phải cần đến nhiều thập niên, cùng với sự cảnh báo của các nhà khoa học cảnh báo rằng một số khu vực phải bỏ hoang.

TEPCO công bố con số thiệt hại khủng lên đến 781 tỷ Yên trong năm tài khóa tính đến tháng Ba, do các chi phí liên quan đến thảm họa, cũng như việc tăng nhập khẩu nguồn năng lượng trầm tích để bù lại sự thiếu hụt năng lượng hạt nhân.

Vào thứ Tư đã có một cuộc họp vượt tầm kiểm soát của các cổ đông đã biểu quyết quốc hữu hóa toàn bộ (effective nationalization) công ty.

Bản tiếng Anh:

Japan‘s TEPCO to drop nuclear exports

TOKYO, June 28, 2012 (AFP) – Tokyo Electric Power Co. is to abandon plans to export its nuclear power plant expertise as it struggles to cope with the Fukushimadisaster, news reports said Thursday.

The turnaround by one of the world’s largest utilities would be a blow to Japan’s once-proud policy of promoting its nuclear technology, the Mainichi Shimbun daily said.

Tokyo Electric, known as TEPCO, will withdraw from a scheme to supply and run two nuclear reactors at a plant in Vietnam, the paper said.

The project is being undertaken by International Nuclear Energy Development, a Tokyo-based company set up in 2010 by public funds, heavy machinery makers, and power companies including TEPCO, to promote nuclear power exports.

“Our atomic power engineers still need to do a lot more to stabilise and decommission the reactors” at the crippled Fukushima Daiichi plant, TEPCO president Naomi Hirose said Wednesday according to the Mainichi.

“It is impossible” to abandon the domestic task and promote exports, he was quoted as saying.

TEPCO had been expected to send engineers to the Vietnam plant for operations and maintenance while accepting Vietnamese engineers at its plants, according to Jiji Press news agency.

International Nuclear Energy Development said it had not been informed of any change of plan by TEPCO.

“We have confirmed with Tokyo Electric that it will continue to cooperate in the (Vietnam) project,” said an official who declined to be named.

No immediate comment was available from TEPCO.

Tsunami-sparked meltdowns at Fukushima in March 2011 threw Japan into nuclear crisis as leaking reactors polluted vast areas of farmland and forced tens of thousands of people from their homes.

The clean-up is expected to take decades, with scientists warning that some settlements may have to be abandoned.

TEPCO posted a massive 781 billion yen net loss in the fiscal year to March on disaster-related costs, as well as increased imports of fossil fuels to make up for a nuclear power shortfall.

A boisterous shareholders’ meeting on Wednesday rubber-stamped the effective nationalisation of the company.

http://www.channelnewsasia.com/stories/afp_asiapacific/view/1210417/1/.html

__________
nguồn: Bauxite Việt Nam, (29/06/2012)

Read Full Post »

NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN CỦA VIỆT NAM:

AN TOÀN NHẤT THẾ GIỚI

__________

> Năm 2020 Việt Nam vận hành nhà máy điện hạt nhân
> Điện hạt nhân: Còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ?

TP – Đại diện Nga vừa cam kết đưa nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) đầu tiên của Việt Nam đi vào hoạt động đúng tiến độ năm 2020 với công nghệ tiên tiến và an toàn nhất thế giới.

Tiền Phong phỏng vấn ông S. Boyarkin (ảnh) – Phó tổng Giám đốc Tập đoàn ROSATOM (Nga), đối tác chiến lược của dự án.

Lò phản ứng số 1 của nhà máy điện hạt nhân Balakovo (Nga). Ảnh: Alexander Seetenky/ Wikipedia.

Thiết kế NMĐHN của Nga có đặc điểm nổi bật gì chứng tỏ độ an toàn được đảm bảo ở mức cao hơn so với các nước khác, thưa ông?

Các NMĐHN đang xây dựng tại Nga là thế hệ 3 và 3+. So với thiết kế thế hệ 2, thiết kế của thế hệ 3 an toàn hơn rất nhiều. Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của các thế hệ này là, khi xảy ra bất cứ sự cố nào, đều đảm bảo an toàn cho dân cư, môi trường ngoài khu vực nhà máy. Điều đó có nghĩa, khi xảy ra sự cố, tất cả chất phóng xạ và xả thải phóng xạ đều được giữ và cô lập trong nhà máy.

Trong thiết kế các NMĐHN của Nga, các rào cản phóng xạ được sắp đặt kế tiếp như các lớp của búp bê Nga. Tất cả các chất phóng xạ phát sinh đầu tiên nằm trong búp bê nhỏ nhất, tức là ở lớp trong cùng. Các thanh nhiên liệu, bể chứa thanh nhiên liệu đã qua sử dụng đều nằm trong đó. Nếu búp bê đó bị phá vỡ thì búp bê bên ngoài sẽ đảm đương chức năng bảo vệ. Như vậy, có một loạt hệ thống rào cản ngăn ngừa các chất phóng xạ.

Trong nhà máy Fukushima của Nhật Bản – thiết kế thuộc thế hệ thứ 2, bể chứa thanh nhiên liệu đã qua sử dụng nằm ngoài lò phản ứng. Trong thiết kế của chúng tôi, bể đó nằm bên trong lớp vỏ kín bảo vệ. Như vậy, các chất phóng xạ không thể lọt ra ngoài. Trong thiết kế của chúng tôi, có tất cả các hệ thống đảm bảo an toàn của cả châu Âu và châu Mỹ.

Ông S. Boyarkin – Phó tổng Giám đốc Tập đoàn ROSATOM (Nga).

Ngoài ra, theo thiết kế của chúng tôi, các nhà máy được xây dựng đều có một loạt chương trình và hệ thống đảm bảo an toàn chủ động, cũng như bị động.

Các hệ thống an toàn thụ động hoạt động hoàn toàn, không cần hỗ trợ của điện áp bên ngoài. Tức là không cần có điện cũng hoạt động theo nguyên lý tự nhiên, như nguyên lý trọng lực, nguyên lý trao đổi nhiệt tự nhiên. Người vận hành không thể can thiệp vào hoạt động của chúng, không thể tùy tiện tắt, mở.

Khi nhiệt độ trong lò phản ứng đạt đến một mức độ nhất định thì hệ thống này tự hoạt động. Cơ chế này giúp lò phản ứng trở nên an toàn hơn hẳn nếu gặp sự cố tương tự NMĐHN Fukushima (Nhật Bản). Với Fukushima, hệ thống điện dự phòng bị mất do ngập nước nên nó không đảm bảo được hoạt động cho các hệ thống đảm bảo an toàn. Đó là nguyên nhân chính để sự cố phát triển trầm trọng.

Ngoài ra, thiết kế thế hệ 3 của Nga là thiết kế duy nhất có hệ thống, cơ chế cô lập chất nóng chảy, gọi là bẫy nóng chảy. Sự cố xảy ra dù ở mức độ nào và biến thái như thế nào thì chất nóng chảy cũng không thể vượt ra ngoài phạm vi của lò phản ứng.

Năm 2005 chúng tôi bắt đầu áp dụng bẫy nóng chảy đó tại NMĐHN đặt ở Trung Quốc. Cơ quan Nguyên tử năng lượng Quốc tế (IAEA) đã công nhận hệ thống này là an toàn nhất thế giới. Thiết kế với bẫy nóng chảy như thế có trong phiên bản 3+.

Nga hỗ trợ gì cho Việt Nam trong đào tạo nhân lực?

Tới đây, chúng tôi có các trung tâm đào tạo, huấn luyện cho sinh viên ngay tại các NMĐHN do chúng tôi xây dựng, với kích cỡ thực. Mô hình có phòng điều khiển, chỉ huy, bàn điểu khiển, nút điều khiển như thực. Chúng tôi cũng sẽ xây dựng một mô hình tương tự tại tỉnh Ninh Thuận. Trung tâm sẽ hoạt động trước khi xây dựng xong NMĐHN Ninh Thuận hai năm. Các nhân viên vận hành nhà máy sẽ được thực hành ngay tại trung tâm.

Lắp ráp một lò phản ứng hạt nhân Nga tại Trung Quốc.

Ông nhìn nhận thế nào về địa điểm xây dựng NMĐHN đầu tiên của Việt Nam tại Ninh Thuận?

Địa điểm Việt Nam chọn xây nhà máy hiện nay nhìn chung đạt yêu cầu. Theo kinh nghiệm, vị trí đặt lò phản ứng có thể dịch chuyển 1 – 2 km so với vị trí xác định ban đầu.

Tiến độ xây dựng các NMĐHN tại nhiều nước thường chậm hơn dự kiến nhiều năm. Việt Nam liệu có thể vận hành NMĐHN đầu tiên đúng như dự kiến, vào năm 2020?

Các công ty của Pháp lâu không xây NMĐHN nên, khi xây ở Phần Lan, không đảm bảo được tiến độ. Các công ty của Nhật xây dựng NMĐHN trên lãnh thổ Nhật thì đảm bảo tiến độ, còn xây ở nước ngoài thì không. Ví dụ họ xây ở Đài Loan, tiến độ không đảm bảo do điều kiện không như ở Nhật.

Trong khi đó, Tập đoàn ROSATOM xây dựng liên tục không chỉ ở Nga mà còn ở nhiều nước, không có thời gian đứt quãng. Vì thế, chúng tôi đảm bảo tiến độ nếu không có biến cố gì đặc biệt.

Tại Nga, năm 2009, chúng tôi đưa tổ máy mới vào hoạt động. Năm nào cũng có thêm tổ máy mới. Trên cơ sở kinh nghiệm, khả năng của chúng tôi, có thể khẳng định tiến độ NMĐHN Ninh Thuận sẽ hoạt động vào năm 2020.

Cụ thể các bước đi sẽ như thế nào?

Hai năm tới, chúng tôi phải thực hiện xong khảo cứu, đánh giá kỹ càng địa điểm xây dựng. Khi có kết quả chính xác, sẽ kết hợp thiết kế với vị trí xây dựng cụ thể. Sau đó, phải phân tích công tác an toàn với nhà máy.

Sau khi tính toán, thử nghiệm nhiều lần thiết kế trong điều kiện cụ thể tại Ninh Thuận, chúng tôi sẽ bắt đầu xây nhà máy đầu tiên năm 2014. Mỗi mối hàn của nhà máy sẽ do cơ quan pháp quy Việt Nam là Cục An toàn Bức xạ Hạt nhân kiểm tra. Với sự giám sát chặt chẽ chúng tôi tin rằng, an toàn sẽ được đảm bảo tối đa.

Nhiều nước xem xét lại chiến lược hạt nhân

Về việc Đức dự kiến dừng chương trình ĐHN vào năm 2022, TS Lê Văn Hồng, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam cho biết: Đức chủ trương phát triển năng lượng gió. Đây là hướng đi tốt, chúng ta ủng hộ, nhưng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng nước.

Quyết định phát triển ĐHN hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố của mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia phải tự quyết định. Phải căn cứ trên chiến lược phát triển kinh tế xã hội và các nguồn năng lượng truyền thống, tái tạo, hạt nhân.

Sau sự cố ĐHN của Nhật Bản, nhiều nước xem xét lại chiến lược năng lượng hạt nhân. Các chuyên gia ĐHN thế giới sẽ xem xét kỹ bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản, từ đó các lò phản ứng sắp tới sẽ được thiết kế ở mức an toàn cao hơn.

Chắc chắn nhiều quốc gia vẫn theo đuổi chương trình ĐHN vì nó cung cấp nguồn năng lượng lớn, có những ưu thế mà các nguồn năng lượng khác không có được. ĐHN rẻ hơn các nguồn năng lượng khác. Khi mình xây dựng đến dự án ĐHN thứ 5, thứ 6 thì giá thành sẽ hạ xuống rất nhiều.

Ông S. Boyarkin: Pháp vẫn vận hành NMĐHN và còn có kế hoạch xây nhà máy mới. Phần Lan có xây bốn tổ máy, đang xây tổ máy thứ 5 và dự kiến tổ chức thầu tổ máy thứ 6. Cho nên, quan điểm của các nước là khác nhau trong phát triển ngành năng lượng hạt nhân.

Khi dừng phát triển ĐHN, Đức phải mua điện từ Pháp, mà điện đó cũng do NMĐHN cung cấp. Nếu dừng toàn bộ các NMĐHN, họ sẽ phải mua điện từ các NMĐHN của Czech do chúng tôi xây dựng. ĐHN rẻ nhất so với các dạng năng lượng khác. Đây là một nhân tố quan trọng quyết định tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường.

Mỹ Hằng (thực hiện)

_______________

nguồn: Tiền Phong (03/06/2011)

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/540265/Nha-may-dien-hat-nhan-cua-Viet-Nam-An-toan-nhat-the-gioi-tpp.html

Read Full Post »

LẬP CƠ QUAN PHÁP QUI CHO ĐHN

________

Trên đây là ý kiến của ông Denis Flory, Phó Tổng Gám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tại Hội thảo quốc tế “Tăng cường năng lực và thẩm quyền của cơ quan pháp quy hạt nhân” do Bộ KH-CN, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Cơ quan Năng lượng hạt nhân thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD/NEA) phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 26/6.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thị sát nơi xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1.
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Ảnh: V.M.

Theo ông Denis Flory, xây dựng kịp thời cơ quan pháp quy là một trong các yêu cầu quan trọng đầu tiên đối với các nước bắt đầu triển khai chương trình điện hạt nhân. “Cơ quan pháp quy cần được tự do đưa ra các quyết định, đánh giá pháp quy độc lập và có khả năng đưa ra tư vấn độc lập cho chính phủ về tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn tại cơ sở. Một cơ quan pháp quy độc lập, hiệu quả và mạnh mẽ là rất cần thiết để đảm bảo an toàn và an ninh cho chương trình điện hạt nhân”, ông Denis Flory nhấn mạnh.

Tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân cho biết, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên (NMĐHN) của Việt Nam dự kiến sẽ được đưa vào vận hành thương mại vào năm 2020. Việc đảm bảo vận hành an toàn NMĐHN được đặt ra như một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Việc xây dựng cơ quan pháp quy hạt nhân có đủ năng lực và thẩm quyền để kiểm soát, đảm bảo an toàn an ninh hạt nhân là rất cần thiết.

Hội thảo thu hút hơn 100 đại biểu là đại diện các Bộ, ngành Trung ương của Việt Nam và các cơ quan đại diện Diễn đàn hợp tác pháp quy hạt nhân như Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Pakistan, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Thanh Lâm

_______________

nguồn: Báo Mới (27/06/2012)

http://www.baomoi.com/Home/DoiNoi-DoiNgoai/khoahoc.baodatviet.vn/Lap-co-quan-phap-quy-cho-dien-hat-nhan/8762387.epi

Read Full Post »

NHỮNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HỢP TÁC VIỆT-NGA

XÂY DỰNG NHÀ MÁY ĐHN (2010)

________

.

1. BBC – ROSATOM XÚC TIẾN DỰ ÁN ĐIỆN HẠT NHÂN VIỆT NAM

.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/09/100902_triet_rosatom.shtml

Rosatom là tập đoàn của nhà nước Nga

Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết vừa có cuộc gặp lãnh đạo tập đoàn năng lượng Rosatom của Nga, công ty sẽ xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại tỉnh Ninh Thuận.

Báo trong nước cho hay cuộc gặp giữa Chủ tịch Triết và ông Sergei Kirienko, Chủ tịch Rosatom, diễn ra hôm 01/09 tại Hà Nội.

Ông Kirienko cho hay Rosatom sẽ “cùng với các nhà khoa học Việt Nam thành lập trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chuyên gia, kỹ sư cho nhà máy điện hạt nhân”.

Hai bên cũng sẽ thành lập Viện nghiên cứu về năng lượng nguyên tử.

Phía Nga khẳng định sẽ nỗ lực hợp tác “để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân hiện đại nhất, an toàn nhất”.

Về phần mình, ông Triết được trích lời nói ông hy vọng “các chuyên gia Nga sẽ giúp đỡ Việt Nam về vốn, kỹ thuật, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực, hướng dẫn và chuyển giao công nghệ”.

Rosatom là tập đoàn của nhà nước Nga.

Nhà máy điện nguyên tử Ninh Thuận sẽ được bắt đầu xây dựng vào năm 2014, đi vào hoạt động năm 2020, với một số vốn không được tiết lộ nhưng các chuyên gia ước tính vào khoảng 8 tỷ đôla.

Công ty con của Rosatom là Atomstroyexport sẽ phụ trách quá trình xây dựng nhà máy và một công ty khác là Rosenergoatom sẽ chịu trách nhiệm đào tạo nhân viên và hỗ trợ kỹ thuật khi nhà máy hoạt động.

Việt Nam có tham vọng phát triển công nghệ điện hạt nhân, với 10 nhà máy đặt tại nhiều nơi trong toàn quốc.

Ngoài Nga, Hoa Kỳ, Pháp và Nhật Bản đã bày tỏ quan tâm tham gia các dự án nhiều tiền này.

Nhu cầu năng lượng của Việt Nam ước tính tăng 16% mỗi năm từ nay tới 2015, đòi hỏi thêm nhiều nguồn năng lượng mới.

Hà Nội đã ký thỏa thuận hợp tác năng lượng hạt nhân với Nga, Trung Quốc, Pháp, Hàn Quốc, Ấn Độ và Argentina.

 

Tháng 11 năm ngoái, Quốc hội Việt Nam thông qua dự án xây hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam tại tỉnh Ninh Thuận tuy còn nhiều băn khoăn về độ an toàn và tác động tới môi trường.

___________________

Read Full Post »

VIỆT NAM TĂNG HỢP TÁC HẠT NHÂN VỚI MỸ

__________

BBC Vietnamese – Cập nhật: 11:56 GMT – thứ sáu, 20 tháng 1, 2012

.

VN mới có cuộc gặp với Ủy ban Pháp quy hạt nhân Hoa Kỳ tại Hà Nội.

Việt Nam nhiều khả năng sẽ ký một thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự với Hoa Kỳ trong năm nay, mở đường cho General Electric (GE) và Westinghouse để xuất khẩu công nghệ hạt nhân cho Hà Nội, một quan chức cao cấp của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho biết.

“Hai nước đang đẩy mạnh đàm phán để thỏa thuận có thể được ký kết”, quan chức muốn ẩn danh này cho biết.

Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết cái gọi là Hiệp định 123 (hợp tác hạt nhân) với Nga, Trung Quốc, Pháp, Hàn Quốc, Ấn Độ và Argentina.

Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử năm 2010 và mới đây hai bên đã có cuộc đàm phán ký Hiệp định 123.

Hoa Kỳ hiện ký Bấm Hiệp định 123 với khoảng 25 nước.

Việt Nam đã quyết định sử dụng công nghệ của Nga cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên và công nghệ Nhật Bản cho nhà máy thứ hai.

Các nhà máy có công suất 2.000 MW này dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2020 và 2021.

Dự án nhà máy điện hạt nhân theo dự kiến sẽ được triển khai ở tỉnh Ninh Thuận.

“Nam Hàn muốn xây nhà máy điện hạt nhân thứ ba cho Việt Nam”, quan chức này nói. “Nam Hàn đã cam kết sẽ thu xếp tài chính và cung cấp công nghệ và thiết bị cho dự án.”

Dự án nhà máy điện hạt nhân theo dự kiến sẽ được triển khai ở tỉnh Ninh Thuận.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến vào tuần này nói Việt Nam nhắm tới mục tiêu có tổng công suất điện hạt nhân là 10 700, MW vào năm 2030, chiếm 10,1% tổng công suất phát điện của Việt Nam.

Hôm 16/01/2012, ông Tiến, kiêm Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đã tiếp ông Ostendorff, Ủy viên Ủy ban Pháp quy hạt nhân Hoa Kỳ.

Website của Bộ Khoa học và Công nghệ cho hay ông Ostendorff đã nói về những khó khăn và thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt trong chương trình phát triển điện hạt nhân của mình như hoàn thiện khung pháp lý và đào tạo chuyên gia giỏi để đảm bảo an toàn cho nhà máy điện hạt nhân.

Ông Ostendorff cũng đã nhấn mạnh đến vai trò độc lập của cơ quan pháp quy hạt nhân và sau sự cố Fukushima vai trò này càng trở nên quan trọng.

Vào ngày 17/01/2012, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Cơ quan năng lượng nguyên tử Anh, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, và Hiệp hội hạt nhân thế giới tổ chức Hội nghị quốc tế về năng lượng hạt nhân năm 2012.

Hội nghị này thảo luận về các vấn đề liên quan đến phát triển điện hạt nhân trên thế giới, giúp đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu.

________

nguồn: BBC Vietnamese, (20/01/2012)

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/01/120120_vn_us_civil_nuclear.shtml

Read Full Post »

5 BẢN TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÁC CUỘC

ĐÀM PHÁN HẠT NHÂN VIỆT-MỸ BẮT ĐẦU TỪ THÁNG 03 – 2010

__________

.

1. VOA- CÁC Ý KIẾN XOAY QUANH CUỘC ĐÀM PHÁN HẠT NHÂN VIỆT – MỸ

.

VOA Tiếng Việt, Cập nhật: 05.08.2010 20:00:

http://www.voatiengviet.com/content/us-vietnam-nuke-deal-8-6-10-100137889/876285.html

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Philip J. Crowley nói Hoa Kỳ hy vọng Việt Nam sẽ không sử dụng công nghệ này để tự chế nhiên liệu hạt nhân, và đó là điều mà Hoa Kỳ thảo luận trong quá trình đàm phán với Việt Nam

Đàm phán về hạt nhân dân dụng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, có thể dẫn đến chuyện Việt Nam sẽ làm giàu chất uranium, là điều gây lo ngại cho một số nhà làm luật Hoa Kỳ, họ xem sự kiện này là một bước lùi trong việc ngăn chận sự lan tràn của các chất liệu hạt nhân có thể sử dụng để chế vũ khí.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ P.J. Crowley nói Hoa Kỳ hy vọng Việt Nam, giống như Liên hiệp các Tiểu vương A-rập, sẽ không sử dụng công nghệ này để tự chế nhiên liệu hạt nhân, và đó là điều mà Hoa Kỳ đang thảo luận trong quá trình đàm phán với Việt Nam.

Ông James Kelly, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhận xét:

“Quan hệ thương mại, bao gồm mục hạt nhân như đã được báo chí nói tới, và tôi không rõ có nói đến chuyện tái xử lý hay không; theo tôi chỉ là một sự công nhận Việt Nam đang có một quy trình phát triển kinh tế quan trọng.”

Một quan chức Việt Nam nói với tờ Wall Street Journal của Mỹ là Hà Nội không có kế hoạch làm giàu uranium.

Nhưng một số chuyên viên về phổ biến hạt nhân vẫn quan ngại trước cuộc đàm phán hạt nhân Việt Mỹ, trong số này có Andrew Davies, thuộc Viện Chính sách Chiến lược của Úc.

Ông nói với VOA nếu để các quốc gia liên hệ tự quyết định vấn đề làm giàu uranium thì quả là một chuyện nguy hiểm:

“Càng có nhiều phe có khả năng làm giàu uranium thì thế giới chúng ta đang sống có nhiều rủi ro về hạt nhân hơn. Không phải là tôi không tin tưởng Việt Nam sẽ giữ lời hứa nhưng vấn đề ở đây là khả năng. Một khi người ta có khả năng làm giàu uranium thì sẽ cám dỗ người ta tiến sang con đường muốn sản xuất những chất liệu hạt nhân có thể chế vũ khí.

Các quốc gia láng giềng sẽ nhìn vào đó và họ sẽ không tìm cách đánh giá xem liệu họ có thể tin tưởng nơi chế độ bạo quyền ở Hà Nội hay không, nhưng họ sẽ đặt dấu hỏi viễn ảnh chiến lược là gì và diễn biến tương lai nào họ sẽ phải đánh cuộc vào đó.”

Khi được hỏi liệu cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ Việt có gây khó chịu cho Trung Quốc hay không, ông Davies nói:

“Dứt khoát là như thế. Trung Quốc sẽ nói rằng nếu Việt Nam có khả năng làm giàu uranium, một điều mà trước đây Việt Nam chưa hề có, thì như vậy khung cảnh hạt nhân của khu vực đã thay đổi.”

Khi được hỏi liệu một khi Việt Nam có hạt nhân thì toàn khu vực sẽ có phong trào chạy theo hay không, ông nói:

“Cái đó tùy theo sự chọn lựa của Việt Nam. Hiện nay khu vực có một khung cảnh bấp bênh này chúng ta đã thấy Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đang có hạt nhân. Nếu Việt Nam cũng chọn theo con đường đó thì sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường trước được.”

___________________________________________________

.

2. VOA – VÌ SAO CỰU DÂN BIỂU HOA KỲ PHẢN ĐỐI THỎA THUẬN HẠT NHÂN VIỆT-MỸ?

.

VOA Tiếng Việt, Cập nhật: 20.10.2010 20:00

http://www.voatiengviet.com/content/us-vietnam-nuclear-opposition-105428423/884716.html

Nguyễn Trung

Thưa quý vị, Hoa Kỳ và Việt Nam đang thảo luận một thỏa thuận chia sẻ nhiên liệu và công nghệ hạt nhân. Nhưng hiện có quan ngại trước thông tin nói rằng hai bên thương thảo về việc Việt Nam được cho phép làm giàu uranium ngay trong nước. Mới đây, hai cựu dân biểu Hoa Kỳ Bill Hendon và John LeBoutillier đã gửi thư lên Tổng thống Barack Obama, kêu gọi nhà lãnh đạo này ‘can thiệp’ trước khi hai nước ký vào thỏa thuận. Nguyễn Trung đã tiếp xúc với một trong hai vị cựu dân biểu này, ông John LeBoutillier, và ghi nhận ý kiến của ông cùng các chi tiết liên hệ đến vấn đề trong ‘Câu chuyện Việt Nam’ tuần này.

Hồi đầu tháng Tám, tờ The Wall Street Journal lần đầu tiên đưa tin về các cuộc thảo luận hạt nhân giữa hai nước cựu thù.

Tờ báo dẫn lời các nhà lập pháp và các chuyên gia nhận định rằng thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ‘đánh dấu một bước lùi đối với nỗ lực chống phổ biến hạt nhân của Washington’.

Theo bài báo, một số nghị sĩ ở Quốc hội Mỹ chỉ trích rằng, thỏa thuận ‘bỏ qua những yêu cầu nghiêm ngặt áp đặt cho các đối tác ở Trung Đông’, vốn bị buộc từ bỏ việc làm giàu uranium nếu muốn hợp tác hạt nhân.

Trả lời VOA Việt Ngữ, ông John LeBoutillier, một trong hai cựu dân biểu thuộc phe Cộng hòa phản đối điều khoản cho phép Việt Nam làm giàu uranium trên đất của mình, nhận định rằng đây là một trong những thỏa thuận ‘tồi nhất’ từ Washington.

Ông nói: ‘Ý tưởng Hoa Kỳ cho phép Việt Nam làm giàu uranium – nhiên liệu có thể dùng để sản xuất vũ khí hạt nhân – là không hợp lý. Chính quyền Washington không đồng ý để cho các đồng minh của mình ở Trung Đông và các nơi khác thực hiện điều này, tại sao lại cho phép Việt Nam?’

Tuần trước, ông LeBoutillier cùng cựu dân biểu William Hendon đã gửi một bức thư ngỏ tới Tòa Bạch Ốc, kêu gọi Tổng thống Barack Obama can thiệp và loại bỏ điều khoản gây tranh cãi trong thỏa thuận hạt nhân giữa hai nước.

Bức thư gửi ông Obama có đoạn, xin trích: ‘Thưa Ngài Tổng thống, khả năng làm giàu uranium có thể trực tiếp đưa tới việc sản xuất vũ khí hạt nhân, và nghiêm trọng hơn, khi nhiên liệu hạt nhân có thể dùng để sản xuất vũ khí rơi vào tay những kẻ khủng bố vô tổ quốc muốn làm hại Hoa Kỳ’.

Hiện chưa có thông báo chính thức của cả Hà Nội và Washington về kết quả đàm phán cũng như vấn đề cho phép Việt Nam làm giàu uranium. Dẫu vậy, vị cựu dân biểu vẫn cho rằng các lo ngại là ‘chính đáng’.

Ông LeBoutillier nói: ‘Tôi không cho rằng quan ngại này đã bị thổi phồng. Hoa Kỳ không nên trao quyền làm giàu uranium cho bất kỳ ai. Nước Mỹ không muốn có thêm vũ khí hạt nhân, và một phần cũng vì lý do đó mà Tổng thống Barack Obama được trao giải Nobel Hòa bình. Ông là người tranh đấu cho vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân’.

Gần đây, ông Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Quốc gia từng được báo chí trích lời nói rằng Hoa Kỳ và Việt Nam ‘đã đạt thỏa thuận bước đầu về hợp tác hạt nhân hồi tháng Ba và hy vọng sẽ kết thúc thảo luận vào cuối năm nay’.

Ông Tấn cũng lên tiếng cho biết rằng ‘Việt Nam không có ý định làm giàu uranium’ vì đây là ‘vấn đề nhạy cảm’.

Về tuyên bố này, ông LeBoutillier nhận định với VOA rằng quyết định đó ‘có thể được thay đổi trong tương lai’.

Cựu dân biểu lên tiếng: ‘Đó là họ nói như vậy. Hiện giờ họ không có ý định, thế còn ngày mai thì sao, một tuần hay một năm nữa thì thế nào? Làm sao chúng ta biết chắc rằng chính sách của chính phủ Việt Nam không thay đổi? Các chính phủ thường hay thay đổi quan điểm của họ’.

‘Nếu đúng là họ không có ý định làm giàu uranium, thì vì sao họ cần tăng cường khả năng làm giàu nhiên liệu hạt nhân? Tại sao không tuân thủ một điều khoản mà tất cả các nước đã đồng ý? Trong các thỏa thuận hạt nhân với Hoa Kỳ, Jordan, Ảrập Saudi và Các tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất, không nước nào được phép làm giàu uranium’.

Hồi đầu tháng Tám, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Philip Crowley thừa nhận rằng ‘Hoa Kỳ và Việt Nam đang đàm phán hạt nhân, bao gồm công nghệ hạt nhân dân sự’.

Nhưng ông Crowley từ chối xác nhận hay phủ nhận tin tức rằng Việt Nam sẽ được phép tự làm giàu uranium ở trên đất của mình.

Trong khi đó, nhật báo tài chính The Wall Street Journal nhận định rằng các cuộc đàm phán do Bộ Ngoại giao nước này chủ trì có thể làm Trung Quốc ‘bất an’.

Tờ báo này nói rằng thỏa thuận hạt nhân Việt – Mỹ ‘là ví dụ mới nhất cho thấy việc tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ ở Nam và Đông Nam Á’.

Cựu dân biểu LeBoutillier cũng tán đồng quan điểm này: ‘Theo tôi, động cơ của việc này có thể là Hoa Kỳ muốn làm đối trọng của Trung Quốc ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Quan hệ quân sự giữa Washington và Bắc Kinh hiện khá là căng thẳng. Bằng việc cho phép Việt Nam làm giàu nhiên liệu hạt nhân, Hoa Kỳ muốn truyền đi một thông điệp’.

Ông nói thêm: ‘Thỏa thuận đó có lẽ là một chỉ dấu đối với Bắc Kinh rằng họ nên chấm dứt thái độ hung hăng không những về quân sự mà còn cả về kinh tế hay tiền tệ. Hoa Kỳ luôn muốn củng cố quan hệ với Việt Nam nhưng Washington không nên đi quá xa như vậy’.

Trước tin tức về thỏa thuận hạt nhân Việt – Mỹ, trả lời China Daily hồi tháng Tám, ông Teng Jianqun, Phó Giám đốc Hiệp hội Giải trừ và Kiểm soát vũ khí Trung Quốc, đã cáo buộc Hoa Kỳ theo đuổi ‘tiêu chuẩn kép’ và ‘gây mất ổn định trật tự quốc tế’.

Gần đây, Việt Nam bày tỏ quyết tâm xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng cao để phục vụ nền kinh tế.

___________________________________________________

.

3. BBC – VIỆT-MỸ KÝ THỎA THUẬN HẠT NHÂN (30/03/2012)

.

BBC Vietnamese, Cập nhật: 04:20 GMT – thứ tư, 31 tháng 3, 2010     

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/03/100331_us_viet_nuclear.shtml

Việt Nam và Hoa Kỳ vừa ký thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân, có thể dẫn tới việc Mỹ giúp xây nhà máy điện nguyên tử trong tương lai.

B̉an ghi nhớ ký hôm thứ Ba 30/03 đề cập tới các vấn đề như an toàn hạt nhân và sử dụng hạt nhân vì mục đích dân sự, được đánh giá là “cơ sở để tiến tới một cuộc đàm phán cấp Chính phủ về sử dụng hạt nhân cho mục đích hòa bình”.

Nó sẽ mở đường cho các công ty hàng đầu Hoa Kỳ như Westinghouse và General Electric tham gia vào lĩnh vực năng lượng hạt nhân ở Việt Nam, mà cho tới nay mới chỉ có một số các doanh nghiệp nước ngoài đặt chân.

Tuy nhiên quá trình đàm phán có thể kéo dài tới nửa năm trước khi các công ty Mỹ có thể bước vào thị trường này.

Tháng tới, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về an toàn hạt nhân do Tổng thống Mỹ Barack Obama chủ trì tại Washington.

Nhân dịp này, ông Dũng cũng sẽ thăm chính thức Hoa Kỳ.

Thứ trưởng Bộ Khoa học- Công nghệ Lê Đình Tiến phát biểu trong lễ ký thỏa thuận: ““Là một nước đi sau trong lĩnh vực hạt nhân, chúng tôi coi trọng và sẵn sàng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và vì lợi ích của cả hai bên.”

Nhu cầu năng lượng của Việt Nam ước tính tăng 16% mỗi năm từ nay tới 2015, đòi hỏi thêm nhiều nguồn năng lượng mới.

Hà Nội đã ký thỏa thuận hợp tác năng lượng hạt nhân với Nga, Trung Quốc, Pháp, Hàn Quốc, Ấn Độ và Argentina.

Tháng 11 năm ngoái, Quốc hội Việt Nam thông qua dự án xây hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam tại tỉnh Ninh Thuận.

Trong chuyến thăm Nga cuối năm của Thủ tướng Dũng, Nga và Việt Nam đã ký hợp đồng xây dựng nhà máy thứ nhất, bắt đầu từ 2014 vào bắt đầu hoạt động năm 2020.

Nay với thỏa thuận mới ký và đàm phán sắp tới, Mỹ sẽ có thể tham gia tích cực hơn trong tất cả các khía cạnh của năng lượng hạt nhân dân sự ở Việt Nam như phát triển nguồn nhân lực, tăng cường hợp tác về đào tạo, quản lý chất thải phóng xạ và xây dựng các lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ trong tương lai.

___________________________________________________

.

4. BBC – HOA KỲ “SẴN SÀNG HỢP TÁC” VỚI VIỆT NAM

.

Hà Mi, BBC Việt Ngữ

 

Việt Nam và Hoa Kỳ vừa ký Bản Ghi nhớ ký hôm thứ Ba 30/03 đề cập tới các vấn đề như an toàn hạt nhân và sử dụng hạt nhân vì mục đích dân sự.

Trong tháng 4, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về an toàn hạt nhân do Tổng thống Mỹ Barack Obama chủ trì tại Washington.

Chuyến đi được giới quan sát coi là dấu hiệu để ông Dũng và các nhà lãnh đạo Việt Nam ủng hộ ông xác tín xu hướng tăng cường hội nhập quốc tế, cụ thể là với Hoa Kỳ.

Đại sứ Mỹ tại Hà Nội, ông Michael Michalak, cho Hà Mi, phóng viên BBC Việt Ngữ, từ London qua điện thoại ngày 31/03, biết đánh giá của ông về quan hệ song phương, thể hiện trước hết qua thỏa thuận hợp tác nguyên tử:

Đại sứ Michalak: Đây là một thỏa thuận thêm nữa mà chúng tôi ký với Chính phủ Việt Nam liên quan tới việc sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân. Cho tới nay chúng tôi đã có một vài thỏa thuận ký với Việt Nam về cùng đề tài này, nhưng là ở phạm vi hẹp hơn, chỉ là về an ninh và an toàn và mới chỉ ở mức giữa các cơ quan, tổ chức với nhau như giữa Bộ năng lượng hai nước..

Đây là thỏa thuận giữa chính phủ với chính phủ và nó cho phép chúng tôi, ngoài hợp tác về an ninh và an toàn, có thể bàn thảo những nhu cầu hay các yếu tố cần thiết về năng lượng hạt nhân tại Việt Nam.

Và nó cũng cho thấy ý định của Việt Nam muốn sử dụng thị trường quốc tế về cung ứng năng lượng cho lò phản ứng của họ trong tương lai. Do vậy thỏa thuận này có yếu tố chống phổ biến vũ khí hạt nhân nhưng chủ yếu là về năng lượng hạt nhân tại Việt Nam và điều đó chúng tôi cho là một bước tiến rất quan trọng trong việc Việt Nam tiếp tục tìm cách phát triển ngành năng lượng hạt nhân tại nước này.

Chúng tôi tin rằng thỏa thuận này là nền tảng để tiến tới Thỏa thuận 123, một thỏa thuận có tính ràng buộc pháp lý và có thể bàn về vấn đề bảo đảm an ninh các thông tin kỹ thuật…

BBC: Vậy liệu sẽ phải mất bao lâu sau Thỏa thuận này để hai nước có thể có được những thỏa thuận cụ thể hơn cho phép sự tham gia của các công ty Mỹ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân tại Việt Nam?

Đại sứ Michalak: Thường phải mất khoảng 6 tháng tới một năm để thương thuyết Thỏa thuận 123 và nó tất nhiên phụ thuộc vào quá trình thương thuyết. Việt Nam có các nhà thương thuyết rất giỏi và tôi có thể hình dung là họ sẽ cẩn trọng trong các thương thuyết này do vậy cứ phải bước vào thương thuyết rồi xem nó sẽ kéo dài bao lâu. Hiện nay thì Việt Nam đang yêu cầu thêm các thông tin về Thỏa thuận 123, một việc làm cẩn trọng. Tôi cũng không rõ nó sẽ kéo dài bao lâu, vì nó tùy thuộc vào chính phủ Việt Nam, hy vọng là vài tháng, và sau đó là chúng tôi sẽ bước vào đàm phán.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự kiến sẽ thăm Hoa Kỳ trong tháng 4/2010

BBC: Liệu chính phủ Mỹ ủng hộ Việt Nam cho một dự án xây dựng một lò phản ứng hạt nhân, cũng như trong việc cung cấp nhân sự kỹ thuật để quản lý lò phản ứng này?

Đại sứ Michalak: Chúng tôi sẵn sàng làm việc đó. Chúng tôi cung cấp lò phản ứng và kỹ thuật hạt nhân cho rất nhiều quốc gia trên thế giới. Chúng tôi có những cơ chế đảm bảo an toàn nhất định và Thỏa thuận 123 chính là một trong những cơ chế bảo đảm an toàn này. Nhưng tôi nghĩ rằng qua một số dự án trong 2-3 năm qua đã cho thấy cam kết của Việt Nam về các tiêu chuẩn quốc tế chống phổ biến vũ khí hạt nhân.

Chúng tôi đang làm việc với họ trong việc chuyển đổi một lò phản ứng hạt nhân dạng nghiên cứu, và cũng làm việc với họ trong lĩnh vực các tiêu chí về an ninh và an toàn hạt nhân, cũng như hỗ trợ kỹ thuật khi họ soạn luật năng lượng nguyên tử mà Việt Nam mới thông qua hồi năm ngoái. Chúng tôi tin là các điều kiện tiên quyết đã có và chúng tôi trông đợi tham gia vào lĩnh vực năng lượng hạt nhân tại Việt Nam

BBC: Vậy theo ông thì liệu các khoa học gia Mỹ có thể đem lại những gì cho Việt Nam trên phương diện an toàn hạt nhân và đào tạo nhân lực trong bối cảnh Việt Nam đã có thỏa thuận hợp tác với các nước khác như Nga, Pháp, và Trung Quốc…?

Đại sứ Michalak: Tôi cho rằng kỹ thuật hạt nhân của Hoa Kỳ có thể cạnh tranh với bất kỳ nước nào trên thế giới, cả về giá cả và đặc biệt về độ an toàn và độ tin cậy. Các khoa học gia của chúng tôi có khả năng giúp đào tạo trên bất cứ phương diện cần thiết nào để hỗ trợ cho ngành năng lượng nguyên tử tại đây.

BBC: Ông có hình dung là liệu khi nào thì sẽ có sự hiện diện của Mỹ tại Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân thưa ông?

Đại sứ Michalak: Ồ, đây là ở Việt Nam. Chúng tôi luôn làm việc theo thời gian biểu của Việt Nam và về cơ bản điều đó có nghĩa là chúng tôi không rõ sẽ phải mất bao lâu nữa (cười). Nó phụ thuộc vào việc đàm phán, và mỗi cuộc đàm phán có đặc điểm riêng của nó và sẽ phải mất thời gian. Tôi cho rằng Việt Nam nóng lòng muốn sử dụng năng lượng hạt nhân như một phần trong các nguồn năng lượng của họ. Trên thực tế, thỏa thuận chúng tôi vừa ký với Việt Nam sẽ cho phép cùng làm việc với họ và hy vọng có thể cung cấp năng lượng hạt nhân cho Việt Nam.

BBC: Ông cũng công bố tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân do Tổng thống Barak Obama chủ trì tại Washington vào tháng tới. Vậy chuyến đi này của Thủ tướng Dũng có tầm quan trọng như thế nào đối với cả Việt Nam và Hoa Kỳ?

Đại sứ Michalak: Tôi cho rằng đây là một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa hai quốc gia. Thủ tướng Dũng đã tới Hoa Kỳ hồi năm 2008 và tôi đã đi cùng ông trong chuyến đi tuyệt vời đó và chuyến này tôi thấy cũng có nhiều yếu tố sẽ là một chuyến đi rất tuyệt. Tôi nghĩ là ông sẽ có rất nhiều điều hay có thể trình bày tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân với việc ký kết Bản Ghi nhớ vừa rồi, việc chuyển đổi nhiên liệu của lò phản ứng hạt nhân từ dạng sử dụng nhiên liệu độ dầu cao sang dạng độ dầu thấp và chúng tôi cũng đang ở giai đoạn đàm phán thỏa thuận việc lắp đặt thiết bị phát hiện phóng xạ hạt nhân tại Việt Nam nhằm ngăn chặn việc vận chuyển trái phép vật liệu hạt nhân. Việt Nam đã tham gia tích cực trong các cuộc thảo luận chống phổ biến vũ khí hạt nhân. Trên phương diện quan hệ song phương thì Thủ tướng Dũng sẽ có điều kiện bàn thảo với nhiều quan chức cao cấp của Mỹ và nó sẽ tăng cường thêm quan hệ hợp tác tốt đẹp mà chúng tôi đã có được với chính phủ Việt Nam trong 15 năm qua, đánh dấu đúng 15 năm tái lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

BBC: Liệu có những chỉ dấu nào cho thấy là Tổng thống Barak Obama sẽ có thể tiếp riêng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam hay không thưa ông?

Đại sứ Michalak: Có lẽ bà là người thứ 1000 hỏi tôi câu đó (cười) và tôi có lẽ chỉ có thể nói rằng vào thời điểm này chúng tôi đang trong quá trình sắp xếp lịch trình cho chuyến đi. Tất cả mọi chuyện đang còn bàn và không ai có thể biết được sẽ diễn ra những gì mà phải cho tới gần sát thời điểm chuyến đi.

BBC: Ông nhắc tới kỷ niệm 15 năm tái lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, vậy liệu trong tương lai sẽ có những hợp tác khác nữa ở cấp chính phủ giữa hai nước?

Đại sứ Michalak: Chắc chắn là chúng tôi mong như vậy. Năm 2008 khi Thủ tướng Việt Nam tới thăm Hoa Kỳ, chúng tôi đã mở rộng thảo luận sang các vấn đề chính trị, an ninh, hợp tác giáo dục và hợp tác về biến đổi khí hậu. Tôi tin rằng Việt Nam càng hòa nhập vào hệ thống toàn cầu thì sẽ càng có nhiều cơ hội hợp tác. Mặc dù vẫn còn các quan ngại về vấn đề nhân quyền, chúng tôi vẫn rất tin tưởng rằng nhìn chung mối quan hệ giữa hai nước là rất tốt và chúng tôi có ý định mở rộng và thắt chặt trong tương lai.

         

___________________________________________________

.

5. BBC – QUỐC TẾ CHÚ Ý VỤ HẠT NHÂN VIỆT-MỸ

.

BBC Vietnamese, Cập nhật: 10:38 GMT – thứ sáu, 6 tháng 8, 2010        

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/08/100806_viet_us_nuclear_reax.shtml    

Chuyên gia các nước, gồm cả Trung Quốc, nhanh chóng đưa ra bình luận sau tin mới nhất về hợp tác hạt nhân Việt – Mỹ.

“Việt – Mỹ đã đồng ý ngăn chặn vận chuyển bất hợp pháp vật liệu hạt nhân”

Hôm thứ Năm, báo Wall Street Journal loan tin Hoa Kỳ đang trong giai đoạn đàm phán “cấp cao” để chia sẻ công nghệ hạt nhân với Việt Nam, trong đó có điều khoản mà sẽ cho phép Hà Nội tự mình làm giàu uranium.

Theo bài báo, có những nghị sĩ ở Quốc hội Mỹ chỉ trích rằng thỏa thuận sẽ bỏ qua những yêu cầu nghiêm ngặt áp đặt cho các đối tác ở Trung Đông, vốn bị buộc từ bỏ việc làm giàu uranium nếu muốn hợp tác hạt nhân.

Phản ứng

Wall Street Journal nói rằng cuộc đàm phán do Bộ Ngoại giao Mỹ chủ trì có thể làm Trung Quốc lo ngại, và là ví dụ mới nhất về sự tái tục ảnh hưởng của Mỹ tại Nam và Đông Nam Á.

Sau bài báo này, cùng ngày, Bộ Ngoại giao ở Washington nói Mỹ đang có đàm phán để chia sẻ công nghệ và nhiên liệu hạt nhân với Việt Nam, nhưng từ chối xác nhận có phải sẽ cho phép Hà Nội làm giàu uranium hay không.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Philip Crowley nói với giới phóng viên hôm thứ Năm: “Hoa Kỳ và Việt Nam đang tham dự cái gọi là đàm phán 1-2-3 mà sẽ bao hàm công nghệ hạt nhân dân sự.”

Nhưng ông Crowley từ chối xác nhận hay phủ nhận tin tức rằng Việt Nam sẽ được phép tự làm giàu uranium ở trên đất của mình.

Nhưng nhìn chung, ông nói “chúng tôi muốn càng ít quốc gia làm giàu uranium trên thế giới” để hạn chế việc chuyển công nghệ sang mục đích làm bom.

Còn tại Bắc Kinh, nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du nói Trung Quốc “không nắm chi tiết”.

Bà nhắc lại quan điểm Trung Quốc rằng mọi quốc gia có quyền sử dụng năng lượng hạt nhân hòa bình, nhưng nói thêm: “Mọi quốc gia cần nghiêm túc thực thi nghĩa vụ ngăn chặn phổ biến (hạt nhân).”

Sang hôm thứ Sáu, báo Trung Quốc China Daily dẫn lời các phân tích gia nước này nói rằng đàm phán hạt nhân Việt – Mỹ sẽ “phá vỡ ổn định quốc tế”.

Ông Teng Jianqun, phó giám đốc Hội Giải trừ và Kiểm soát Vũ khí Trung Quốc, cáo buộc Hoa Kỳ “quen áp dụng tiêu chuẩn kép cho các nước”.

Ông này nói Washington tưởng rằng đàm phán với Hà Nội sẽ không gây nhiều phản đối vì châu Á khác Trung Đông.

Chúng ta không thể làm ngơ trước tình hình.

Li Qinggong, Hội đồng Trung Quốc về Nghiên cứu Chính sách An ninh Quốc gia

Cũng theo China Daily, ông Li Qinggong, phó tổng thư ký Hội đồng Trung Quốc về Nghiên cứu Chính sách An ninh Quốc gia, tuyên bố: “Chúng ta không thể làm ngơ trước tình hình.”

Bài báo nhắc lại việc Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khi thăm Hà Nội tháng Bảy đã tuyên bố chính phủ Obama sẵn sàng đưa quan hệ Việt – Mỹ “lên cấp độ mới”.

Ông Fan Jishe, nghiên cứu gia về Hoa Kỳ thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, bình phẩm: “Hoa Kỳ đang gia tăng hợp tác với Việt Nam để kiềm chế Trung Quốc. Với Washington, cân nhắc địa chiến lược cao hơn việc không phổ biến hạt nhân.”

Ông Teng Jianqun trấn an: “Diễn biến mới nhất chắc chắn không cản đường của Trung Quốc. Thật buồn khi Mỹ vẫn mang tâm địa Chiến tranh Lạnh.”

“Mặt khác, Trung Quốc không cần lo lắng hay cất cao giọng.”

Tranh cãi

Điểm tranh cãi của thỏa thuận là chi tiết, theo Wall Street Journal, là Mỹ sẽ để Hà Nội tự sản xuất nhiên liệu hạt nhân.

Với các nước muốn hợp tác hạt nhân với Mỹ, chính phủ của Tổng thống Bush và Obama vẫn buộc họ phải từ bỏ quyền làm giàu uranium bên trong nội địa, vốn là quyền được bảo đảm cho những nước ký vào Hiệp ước không phổ biến hạt nhân của Liên Hiệp Quốc.

Năm ngoái, Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất ký thỏa thuận với Mỹ, theo đó, đồng ý mua toàn bộ nhiên liệu hạt nhân trên thị trường quốc tế. Hoa Kỳ cũng đang thương lượng với Jordan và cũng đòi nước này không được làm giàu uranium.

Wall Street Journal dẫn lời một viên chức Mỹ giấu tên nói rằng Trung Đông bị xem là có nguy hiểm hạt nhân nhiều hơn châu Á, vì thế Mỹ “có những tiếp cận khác nhau tùy theo khu vực và quốc gia”.

Cũng theo tờ báo Mỹ, ông Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử, nói Việt Nam không có kế hoạch làm giàu uranium vì đây là “chuyện nhạy cảm”.

Trong khi đó, một viên chức của một nước Ảrập đang tìm kiếm năng lượng hạt nhân cáo buộc Mỹ có “tiêu chuẩn nước đôi” và rằng Washington sẽ khó lòng biện hộ.

Chính phủ Mỹ nhấn mạnh bất kỳ thỏa thuận nào với Việt Nam cũng sẽ đòi cho phép cơ quan nguyên tử LHQ, IAEA, thanh sát cơ sở hạt nhân của Việt Nam để bảo đảm không có mục tiêu quân sự.

Theo tờ báo Mỹ, thỏa thuận sẽ tạo cơ hội cho các công ty Mỹ như General Electric Co. và Bechtel Corp. bán chất liệu và lò phản ứng cho Việt Nam.

Hồi tháng Bảy, tin cho hay Việt Nam và Hoa Kỳ ký biên bản ghi nhớ về ngăn chặn việc vận chuyển bất hợp pháp vật liệu hạt nhân.

Biên bản ghi nhớ nhằm ngăn chặn việc vận chuyển bất hợp pháp vật liệu hạt nhân và các vật liệu phóng xạ khác được ký giữa đại diện Bộ Năng lượng Hoa Kỳ và Tổng cục Hải quan Việt Nam tại Hà Nội.

Trước đó hôm 30/03 Việt Nam và Hoa Kỳ ký thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân.

Trong thỏa thuận này có các vấn đề như an toàn hạt nhân và sử dụng hạt nhân vì mục đích dân sự, được đánh giá là “cơ sở để tiến tới một cuộc đàm phán cấp Chính phủ về sử dụng hạt nhân cho mục đích hòa bình”.

 _____________

Read Full Post »

PHÁP GIÚP VN ĐÀO TẠO NHÂN LỰC ĐIỆN HẠT NHÂN

_______

(Theo Cục An toàn bức xạ và hạt nhân)

Ngày 6/6, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân đã tiếp đoàn chuyên gia của Cơ quan hạt nhân quốc tế của Pháp (AFNI) đang làm nhiệm vụ tìm hiểu nhu cầu đào tạo nhân lực điện hạt nhân của Việt Nam.

Ông Marc Ponchet, Phó Giám đốc AFNI, cho biết, trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng của Pháp tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân Seoul vào tháng 3/2012, hai bên đã nhất trí tăng cường hơn nữa quan hệ hai nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (NLNT) với hai ưu tiên về đào tạo và an toàn. Mục đích chuyến công tác lần này của đoàn là làm việc với các Bộ, ngành có liên quan của Việt Nam để tìm hiểu nhu cầu đào tạo và xây dựng một chương trình tổng thể về nhu cầu đào tạo của Việt Nam. Ông Marc Ponchet cũng đề xuất với Bộ trưởng về đào tạo các giảng viên và xây dựng các cơ sở đào tạo tại Việt Nam trong lĩnh vực NLNT.

Bộ trưởng Nguyễn Quân đã bày tỏ cám ơn những hỗ trợ của Pháp cho Việt Nam về đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho lĩnh vực NLNT trong thời gian qua. Bộ trưởng nhấn mạnh, trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị các hoạt động để khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) đầu tiên tại Ninh Thuận, đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là các chuyên gia về an toàn hạt nhân, và xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) là những ưu tiên hàng đầu hiện nay. Bộ trưởng hy vọng, với sự hỗ trợ của nước có nền công nghiệp điện hạt nhân phát triển như Pháp, Việt Nam sẽ có được đội ngũ chuyên gia giỏi và hệ thống VBQPPL tương đối hoàn thiện để đảm bảo an toàn cho các giai đoạn của NMĐHN. Bộ trưởng cũng mong muốn, bên cạnh hỗ trợ về đào tạo và xây dựng VBQPPL, Pháp sẽ chia sẻ với Việt Nam những kinh nghiệm về thông tin, tuyên truyền điện hạt nhân.

Cùng ngày, các chuyên gia của Pháp đã có buổi làm việc với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân về nhu cầu và kế hoạch đào tạo của cơ quan quản lý nhà nước cũng như kế hoạch hợp tác giữa hai bên.

Tại buổi làm việc, Phó Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân Lê Chí Dũng cho biết, nhu cầu hiện nay của Cục là đào tạo các chuyên gia tham gia vào thẩm định an toàn và tham gia vào xây dựng hệ thống VBQPPL áp dụng cho NMĐHN với ba hình thức: đào tạo ngắn hạn (basic training) cung cấp kiến thức cơ bản cần thiết của cơ quan pháp quy hạt nhân, đào tạo trung hạn (on-the-job training) tập trung vào công việc cụ thể và đào tạo dài hạn các cán bộ có trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ, có điều kiện thực tập và làm việc thực tế. Phó Cục trưởng cũng nhấn mạnh nhu cầu của Cục không chỉ đào tạo các cán bộ quản lý mà cả những cán bộ hỗ trợ kỹ thuật cho cơ quan pháp quy.

 nguồn: http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=109&News=5254&CategoryID=4

Read Full Post »

Older Posts »