Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for the ‘F. NƯỚC NHẬT VÀ ĐHN’ Category

4 BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TEPCO CHE GIẤU MỨC PHÓNG XẠ:

BÀI 1:

SẼ ĐIỀU TRA TIN TEPCO GIẤU MỨC PHÓNG XẠ

________

BBC – Cập nhật: 13:28 GMT – thứ bảy, 21 tháng 7, 2012
Công nhân nhà máy Fukushima

Có tin chín công nhân đã bọc chì đồng hồ đo độ phóng xạ để che giấu mức độ tiếp cận thực sự với phóng xạ của họ.

Bộ Y tế Nhật Bản cho biết họ sẽ điều tra một bài báo nói rằng công nhân tại nhà máy điện hạt nhân bị phá hủy Fukushima Daiichi đã bị hối thúc phải che giấu mức tiếp cận phóng xạ của họ.

Một bản tin trên tờ Asahi Shimbun viết rằng Build-up, nhà thầu được Tepco (công ty điều hành nhà máy điện hạt nhân) ký hợp đồng, đã nói với công nhân của họ phải dùng các tấm chì che bọc các thiết bị dùng để phát hiện phóng xạ.

Mục đích là để khi đo mức tiếp cận phóng xạ của công nhân sẽ không vượt quá mức an toàn, tờ báo viết.

Hiện chưa có bình luận gì từ công ty Build-up.

Nhà máy Fukishima bị phá hủy nặng nề hồi tháng Ba năm 2011 do động đất và sóng thần.

Hệ thống làm nguội cho các lò phản ứng hạt nhân đã bị phá hủy, dẫn đến tình trạng nóng chảy và rò rỉ phóng xạ.

Hàng chục ngàn người dân đã được đưa đi di tản ra khỏi khu vực xung quanh nhà máy này.

Bọc chì

Bài báo trên tờ Asahi Shimbun hôm thứ Bảy nói một quan chức điều hành tại công ty xây dựng Build-Up đã bảo khoảng 10 công nhân của họ phải bọc chì đồng hồ đo phóng xạ khi làm việc ở các khu vực có mức phóng xạ cao.

Đồng hồ dùng để đo mức tiếp cận phóng xạ có thể được đeo theo người và có kích cỡ như một chiếc điện thoại di động.

Tờ báo nói những hướng dẫn từ công ty Build-Up hồi tháng Mười Hai dường như là một nỗ lực để duy trì hợp đồng của công ty với Tepco.

Các công nhân có ghi lại họp của họ, tờ Asahi Shimbun viết.

“Nếu chúng ta không dùng chì che nó đi thì mức tiếp cận phóng xạ sẽ lên mức tối đa và chúng ta không thể làm việc được,” có thể nghe thấy viên chức điều hành công ty này nói như vậy trong đoạn băng ghi âm, tờ báo trích thuật.

Viên chức này dường như nói rằng chính ông cũng dùng một trong những tấm chì bọc này.

Một phát ngôn viên của Tepco nói với hãng tin Reuters hôm thứ Bảy rằng qua một công ty khác Tepco biết về việc công ty Build-Up làm những tấm chì này nhưng chúng không bao giờ được sử dụng tại nhà máy Fukushima.

Hồi đầu tháng này, một nhóm trong Quốc hội Nhật Bản đã kết luận rằng vụ tai nạn ở nhà máy Fukushima was là “thực sự do con người gây ra” và những ảnh hưởng của nó có thể đã “được giảm thiếu nếu có phản ứng hiệu quả hơn từ con người”.

Tất cả các nhà máy hạt nhân của Nhật đã bị đóng cửa khi xảy ra thảm họa này chỉ trừ một nhà máy ở thị trấn Ohi mà nay đã được tái khởi động một phần.

_______________

nguồn: BBC 21/07/2012.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/07/120721_tepco_probe.shtml

__________________

BÀI 2:

Fukushima : Một công ty Nhật nói với công nhân che giấu mức nhiễm xạ

________

Cảnh sát Nhật lắp đặt những tấm bản quy định những ai có thể vào bên trong khu vực Fukushima (REUTERS /Kyodo

Cảnh sát Nhật lắp đặt những tấm bản quy định những ai có thể vào bên trong khu vực Fukushima (REUTERS /Kyodo
RFI –

Theo báo chí Nhật Bản số ra ngày hôm nay, 21/07/2012, một doanh nghiệp nhận thầu của TEPCO, tập đoàn khai thác điện hạt nhân Fukushima, đã nói với các nhân viên che giấu mức độ nhiễm xạ thật trên công trường Fukushima sau khi xẩy ra tai nạn.

Tờ Asahi Shimbun và một số phương tiện truyền thông khác cho biết, hồi tháng 12 năm ngoái, một lãnh đạo của công ty Build-Up đã nói với khoảng 10 nhân viên của công ty hãy đặt bọc một lớp chì vào máy đo mức độ nhiễm xạ khi họ làm việc tại các khu vực bị nhiễm xạ cao, ở Fukushima.

Hành động này nhằm che giấu mức độ nhiễm xạ thật và do vậy, sẽ cho phép công ty tiếp tục giữ được hợp đồng với TEPCO và điều công nhân đến làm việc tại Fukushima.

Sau tai nạn Fukushima hồi tháng 03/2011, công ty Build-Up đã tuyển dụng nhiều công nhân làm việc trong vòng bốn tháng, để sửa chữa đường ống của hệ thống xử lý nước bị nhiễm xạ trong khu vực nhà máy.

Nhiều công nhân của công ty Build-Up đã nói với báo Asahi là chính người phụ trách theo dõi hoạt động trên công trường đã sử dụng phương pháp gian dối này và khuyên các công nhân hãy làm tương tự.

Băng ghi âm cuộc gặp nói trên cho thấy, vị lãnh đạo công ty này nói thẳng với các công nhân rằng khi làm việc tại Fukushima, họ sẽ nhanh chóng bị nhiễm xạ với mức tối đa cho phép là 50 millisieverts / năm. Do vậy, cần phải tìm cách che dấu mức độ nhiễm xạ thật trên công trường, nếu không, công ty sẽ không được phép tiếp tục làm việc ở đây. Một số nhân viên đã từ chối làm việc này và rời bỏ công ty.

Báo Asahi Shimbun kêu gọi tập đoàn TEPCO hãy bảo đảm an toàn cho các công nhân làm việc trên công trường và đề nghị chính phủ Nhật Bản cho tiến hành điều tra, theo dõi điều kiện làm việc tại Fukushima, kể từ sau vụ tai nạn, bởi vì cho đến nay, công chúng không được biết thông tin đầy đủ về hiện trạng của nhà máy, ngoại trừ một vài lần, các phương tiện truyền thông được phép đi tham quan, dưới sự hướng dẫn của tập đoàn TEPCO.

Bộ Y tế, Lao động và An sinh xã hội của Nhật Bản đã cho mở cuộc điều tra về vụ này.

Cũng trong ngày hôm nay, chính phủ Nhật Bản thông báo sẽ tiến hành đền bù cho những người dân, do tai nạn Fukushima, phải từ bỏ nhà cửa của mình đi nơi khác sinh sống. Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles cho biết chi tiết.

« Chủ nhân những ngôi nhà tại các nơi bị ô nhiễm nhất nằm trong khu vực cấm có bán kính 30 cây số xung quanh nhà máy điện Fukushima, sẽ nhận được tiền đền bù tương đương giá thị trường ngôi nhà của mình trước khi có tai nạn hạt nhân, nếu như họ không thể quay lại nơi ở cũ của mình trong vòng 6 năm kể từ khi xẩy ra thảm họa.

Liên quan đến đồ đạc trong nhà và những thứ có giá trị khác phải bỏ lại, chính phủ định ra một khoản tiền đền bù, với mức tối đa là 67 500 euros cho mỗi gia đình có 4 người. Các nạn nhân trong vụ tai nạn Fukushima cũng có thể được đền bù những thiệt hại về tinh thần, tối đa là 60 000 euros.

Mức đền bù cho nông dân, ngư dân buộc phải ngừng làm việc do thảm họa, có thể tương đương thu nhập của 5 năm. Nhân viên các doanh nghiệp phải đóng cửa cũng có thể được đền bù tới hai năm lương.

TEPCO, tập đoàn quản lý và khai thác khu nhà máy điện Fukushima phải cần tới 45 tỷ euros trước tháng Năm 2013 để trả các khoản đền bù liên quan đến vụ tai nạn Fukushima.

Tập đoàn TEPCO hiện nay trên thực tế đã được quốc hữu hóa. Do vậy, chính người dân Nhật Bản sẽ gánh chịu chi phí đền bù cho vụ tai nạn này qua việc phải trả tiền điện ở giá cao hơn ».

________

nguồn: RFI, 21/07/2012.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120721-mot-doanh-nghiep-nhat-noi-voi-cong-nhan-che-giau-muc-do-nhiem-xa-o-fukushima

________

BÀI 3:

NHẬT BẢN ĐIỀU TRA VỤ

LÀM GIẢ NỒNG ĐỘ PHÓNG XẠ

________

 

TTO – Một nhà thầu phụ ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đã yêu cầu các công nhân dùng vỏ bọc chì bao quanh thiết bị đo phóng xạ nhằm che giấu nồng độ phóng xạ cao ở nhà máy này.

>> Thảm họa Fukushima đáng sợ hơn ước tính

Công nhân làm việc tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi – Ảnh: Reuters

Nhật báo Asahi Shimbun ngày 21-7 cho hay sự việc được cho là bắt đầu từ ngày 2-12-2011. Khi đó, một quản lý của Công ty xây dựng Build-Up tại Nhà máy Fukushima đã yêu cầu công nhân dùng vỏ bọc chì bao quanh các máy đo liều lượng trong lúc làm việc tại những khu vực nhiễm xạ cao, qua đó che đậy nồng độ thật sự để duy trì hợp đồng thầu.

Theo báo Asahi Shimbun, một công nhân đã ghi âm lại nội dung cuộc họp đưa ra chỉ đạo sai trái này. “Trừ phi chúng ta dùng chì để che giấu, nếu không giới hạn tiếp xúc sẽ nhanh chóng đạt đỉnh và chúng ta không thể tiếp tục làm việc” – vị quản lý của Buid-Up nói trong đoạn ghi âm.

Nếu không có các lá chắn chì, nồng độ phóng xạ đo được sẽ nhanh chóng vượt quá mức cho phép là 50 millisieverts. Một công nhân đã tiếp xúc với mức độ tích lũy là 50 millisieverts trong một năm cần phải dừng làm việc và tránh xa khu vực đó trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo báo Asahi, có 9 công nhân đã nghe theo lệnh của quan chức Build-Up. Một số công nhân từ chối làm theo và nghỉ việc ở công ty. Các công nhân của Build-Up được thuê làm việc Nhà máy điện Fukushima từ tháng 11-2011 đến tháng 3-2012 để phục hồi cơ sở vật chất nơi đây.

Báo Asahi thúc giục Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) phải quản lý nghiêm ngặt sự an toàn của các công nhân, đồng thời đề nghị chính phủ thực hiện cuộc khảo sát toàn diện về điều kiện làm việc tại Nhà máy Fukushima.

Theo phát ngôn viên của TEPCO, công ty đã nghe tin về việc nhà thầu phụ Build-Up sử dụng lá chắn chì trong các thiết bị đo, nhưng khẳng định những dụng cụ này chưa từng được sử dụng ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản tuyên bố bắt đầu điều tra vụ việc trên. “Chúng tôi chắc chắn sẽ xử lý vấn đề một khi hành động này được xác nhận vi phạm bất kỳ điều luật nào” – một quan chức bộ này cho biết.

TẤN KHOA (AFP, Reuters)

________

nguồn: Tuổi Trẻ Online, 22/07/2012.

http://tuoitre.vn/The-gioi/503118/Nhat-Ban-dieu-tra-vu-lam-gia-nong-do-phong-xa.html

________

BÀI 4:

CÔNG NHÂN “BỊ BUỘC NÓI DỐI”

VỀ MỨC NHIỄM XẠ CỦA FUKUSHIMA

________

TTO – Công ty Build-Up, nhà thầu phụ trách lắp đặt, sửa chữa đường ống của hệ thống xử lý nước bị nhiễm xạ quanh Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, vừa bị tố vi phạm các tiêu chuẩn an toàn lao động.

>> Nhật Bản điều tra vụ làm giả nồng độ phóng xạ
>> Báo cáo đầu tiên của chính quyền về Fukushima
>> EPCO thừa nhận yếu kém trong thảm họa Fukushima

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi sau thảm họa năm 2011 – Ảnh: Reuters

Công ty này đã buộc công nhân che giấu mức độ nhiễm xạ thật sự để giữ được hợp đồng với Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) – tập đoàn chủ quản nhà máy điện bị hư hại vì động đất, sóng thần năm 2011.

Báo Asahi Shimbun cho biết để “qua mặt” các thiết bị đo nồng độ phóng xạ tinh vi, vào tháng 12-2011 lãnh đạo công ty này đã cho 10 công nhân bọc một lớp chì quanh các thiết bị này nhằm làm nhiễu kết quả nhiễm xạ.

Một cuộn băng ghi âm cuộc gặp giữa nhân viên và lãnh đạo công ty cho thấy thái độ vô trách nhiệm của Build-Up khi nói thẳng rằng làm việc tại Fukushima không chóng thì chầy sẽ bị phơi nhiễm phóng xạ ở giới hạn tối đa là 50 millisieverts/năm. Nếu muốn tiếp tục làm việc tại đây thì các công nhân phải “đồng lòng” che giấu mức độ nhiễm xạ thật sự. Một số công nhân đã bỏ việc để chống lại việc làm vô đạo đức này.

Vụ bê bối này đang khiến Tokyo rúng động. Bộ Y tế Nhật Bản đang ráo riết điều tra vụ việc. Còn TEPCO đã được yêu cầu cung cấp thêm thông tin về tình hình ô nhiễm thật sự tại Nhà máy Fukushima.

ANH DUY

________

nguồn: Tuổi Trẻ Online, 23/07/2012.

http://tuoitre.vn/The-gioi/503201/Cong-nhan-%E2%80%9Cbi-buoc-noi-doi%E2%80%9D-ve-muc-nhiem-xa-cua-Fukushima.html

________

Read Full Post »

170.000 NGƯỜI NHẬT

BIỂU TÌNH CHỐNG HẠT NHÂN

________

Tuổi Trẻ Online, thứ Hai, 16/07/2012, 18:18 (GMT+7)

Được dẫn dắt bởi nhà văn từng đoạt Nobel, Kenzaburo Ore cùng nhiều nhân vật nổi tiếng, 170.000 người Nhật đã tập trung ở công viên Yoyogi, gần khu phố Shibuya tiếng tăm tại Tokyo biểu tình phản đối hạt nhân.

>> Báo cáo đầu tiên của chính quyền về Fukushima
>>
Fukushima bán hải sản trở lại
>> TEPCO thừa nhận yếu kém trong thảm họa Fukushima

Đoàn người biểu tình tại công viên Yoyogi, Tokyo – Ảnh: Reuters

Cuộc biểu tình hòa bình này diễn ra trong ngày quốc khánh của Nhật. Ngoài những “chuyên gia” biểu tình, cuộc biểu tình hôm nay còn thu hút rất đông đảo những gia đình Nhật chưa một lần biểu tình.

Trong cái nóng của tháng 7, cộng với cờ xí và âm nhạc, những tưởng đây là một lễ hội đường phố nhưng kỳ thực thông điệp của họ gửi đi lại nghiêm túc hơn rất nhiều.

Từ trên sân khấu, nhạc sĩ nổi danh của Nhật Ryuichi Sakamoto đã lớn tiếng kêu gọi chấm dứt năng lượng hạt nhân tại Nhật Bản. Đám đông biểu tình nhiệt liệt hưởng ứng, hô vang câu nói của Sakamoto và chỉ trích chính phủ.

170.000 người là con số do các nhà tổ chức cuộc biểu tình đưa ra. Trong khi đó đài truyền hình quốc gia Nhật Bản NHK cho biết số người biểu tình chỉ khoảng 75.000.

Còn truyền thông quốc tế như CNN, Reuters nhận định có khoảng 100.000 người tham gia.

Sau đó đám đông biểu tình bắt đầu tuần hành trật tự, la lớn các khẩu hiệu chống hạt nhân, khiến giao thông tại khu vực sầm uất này bị ngưng trệ.

Nhạc sĩ 42 tuổi Sakamoto nói: “Đây là lần đầu tiên sau 40 năm người dân Nhật Bản lại xuống đường để cất cao tiếng nói. Thật giận dữ khi các chính sách hạt nhân của chính phủ lấp đầy nước Nhật. Thật là man rợ nếu giữ im lặng sau thảm họa Fukushima”.

Được biết kể từ sau thảm họa sóng thần vào tháng 3-2011 từ đó gây ra thảm họa hạt nhân tại Nhà máy hạt nhân Fukushima, việc biểu tình chống hạt nhân đã trở thành một hoạt động cộng đồng thường xuyên trong đời sống người Nhật.

Mỗi thứ sáu hằng tuần, nhiều người Nhật đều tụ tập trước văn phòng thủ tướng Nhật để phản đối các chính sách hạt nhân. Ngày 6-7, đã có 10.000 biểu tình bên ngoài văn phòng thủ tướng. Và càng ngày các cuộc biểu tình càng quy mô hơn, nhất là khi Chính phủ Nhật kích hoạt trở lại nhà máy hạt nhân đầu tiên sau thảm họa Fukushima.

Cuộc biểu tình còn có đại diện của sinh viên đến từ 15 trường đại học lớn của Nhật. Koichiro Mori, sinh viên văn chương tại Đại học Kyoto, nói: “Có gì đó không ổn khi hàng ngàn người biểu tình phản đối bên ngoài tòa nhà thủ tướng nhưng họ vẫn kích hoạt lại các lò phản ứng”.

Tatsuko Takahashi, một bà nội trợ 63 tuổi, đã bay từ thành phố Ito đến Tokyo để tham gia cuộc biểu tình, nói: “Sau thảm họa hạt nhân, nhiều đứa trẻ từ Fukushima đã đến thành phố của tôi với rất nhiều vấn đề về sức khỏe như chảy máu cam hay tiểu ra máu. Những vấn đề này chưa bao giờ đến được với truyền thông Nhật, chủ yếu do họ phớt lờ. Do đó chúng tôi đến đây để nói không với hạt nhân”.

Một báo cáo mới đây do một nhóm độc lập thực hiện được sự tài trợ từ Quốc hội Nhật cho biết khủng hoảng Fukushima là “thảm họa nhân tạo” và hoàn toàn có thể tránh được.

Đ.K.L. (Theo Kyodo News, CNN, Business Week)

_____

nguồn: http://tuoitre.vn/The-gioi/502200/170000-nguoi-Nhat-bieu-tinh-chong-hat-nhan.html

_________________________________________

ĐỌC THÊM:

Nhật Bản : Hàng trăm ngàn người biểu tình chống năng lượng nguyên tử

Biểu tình chống năng lượng hạt nhân tại Tokyo. Ảnh chụp ngày 16/07/2012
Biểu tình chống năng lượng hạt nhân tại Tokyo. Ảnh chụp ngày 16/07/2012- Reuters

Thụy My

Mười sáu tháng sau thảm họa Fukushima, hàng trăm ngàn người Nhật trưa ngày 16/07/2012 biểu tình tại Tokyo để đòi ngưng khai thác năng lượng hạt nhân tại Nhật Bản.

Các nhà tổ chức khẳng định có đến 170.000 người tập hợp gần công viên Yoyogi, nằm ở phía tây nam thủ đô, cao hơn nhiều so với kỳ vọng là 100.000 người như mong đợi. Về phía cảnh sát hiện chưa đưa ra con số cụ thể những người biểu tình.

« Không cần có điện nguyên tử ! Hãy trả lại cho chúng tôi vùng Fukushima ! ». Những người biểu tình hô vang các khẩu hiệu, cầm cờ nhiều màu sắc của địa phương mình và các yêu sách.

Những người phản kháng đến từ khắp mọi miền của nước Nhật : không chỉ có vùng Tohoku (đông bắc) của Fukushima, mà còn từ đảo Kyushu ở miền nam, Hokkaido ở miền bắc, Shikoku (đông nam), Kansai (thuộc đảo chính Honshu). Một người về hưu đến từ vùng Shiga (miền trung) cho biết : « Tôi muốn chuyển giao một nước Nhật sạch về sinh thái cho con cháu tôi ».

Các gian hàng của vùng miền, những bài hát xen kẽ với các phát biểu tại nhiều điểm của khu vực tập hợp – các nhà tổ chức muốn mang lại khung cảnh lễ hội cho hoạt động này, trong lúc các cuộc biểu tình chống năng lượng nguyên tử từ nhiều tháng qua có vẻ ngày càng lan rộng.

Hiện nay tại Nhật Bản chỉ có một lò phản ứng nguyên tử duy nhất hoạt động, nhưng các công ty điện lực muốn tái khởi động thêm nhiều lò nữa, cho dù người dân đang rất lo ngại.

_________

nguồn: RFI, 16/07/2012.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120716-nhat-ban-hang-tram-ngan-nguoi-bieu-tinh-chong-nang-luong-nguyen-tu

_____________________________________________

XIN XEM THÊM:

Biểu tình chống hạt nhân tại Nhật Bản

http://www.voatiengviet.com/content/bieu-tinh-chong-hat-nhan-tai-nhat-ban/1416562.html

Read Full Post »

TIN TỨC VỀ KHỦNG HOẢNG HẠT NHÂN FUKUSHIMA

 cập nhật ngày 10 -12/07/2012

Nguồn Greepeace:
Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng lược dịch

Justin McKeating, Greenpeace, 13 July 2012

Đây là bản tin mới nhất về cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật Bản.

HIỆN TÌNH CHÍNH TRỊ CỦA NHẬT BẢN LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ HẠT NHÂN

Một cuộc thăm dò mới được tiến hành bởi đài truyền hình công cộng Nhật Bản NHK cho thấy đại đa số công chúng Nhật Bản muốn giảm ở mức thấp nhất sự phụ thuộc của quốc gia này về điện hạt nhân. Trước thảm họa hạt nhân Fukushima, 26% nguồn cung cấp năng lượng của Nhật Bản đến từ năng lượng hạt nhân. Bây giờ, 74% số người được hỏi cho biết tỷ lệ đó nên được giảm đến 15% hoặc ít hơn, 34% của những người nói rằng điện hạt nhân nên được loại trừ hoàn toàn. (Nguồn: NHK)

Công ty điện lực Tohuku công bố trong tuần này đã phát hiện ra thiệt hại tại một bồn chứa thanh nhiên liệu trong một hồ nước lưu trữ tại 3 lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Onagawa. Công nhân đang sử dụng một máy ảnh dưới nước để kiểm tra các bồn chứa đã phát hiện một số kẽ nứt rộng vài cemtimetes cùng với 12 địa điểm bị sứt mẻ khác. Các quan chức của Cơ quan An toàn hạt nhân và công nghiệp (NIS) đã ra lệnh xác định có phải  những thiệt hại này  được gây ra bởi trận động đất 9,0 độ richter hồi năm ngoái hay không. Đây là loại hư hại rất bất thường và chưa từng được báo cáo bởi một nhà điều hành hạt nhân Nhật Bản. Nếu những hư hại  thực sự gây ra bởi trận động đất thì phát hiện này sẽ có hậu quả nghiêm trọng với các lò phản ứng hạt nhân trên khắp Nhật Bản. Phát ngôn nhânTohuku quả quyết rằng các thanh nhiên liệu đều được an toàn và không bị hư hại và cho biết công ty cũng sẽ kiểm tra tiếp lò phản ứng số 1 và 2 tại nhà máy. (Nguồn: NHK)

Cơ quan pháp qui hạt nhân mới của  Nhật Bản, Ủy ban Pháp Qui Hạt nhân (NRC) sẽ chính thức hoạt động trong tháng 9 này. NRC nguyên thủy đã được dự tính thành lập ngày 01/04/2012, nhưng sắc luật này đã bị trì hoãn vì những tranh cải tại quốc hội. Cơ quan mới này, trong khi vẫn chấp hành theo các điều lệ hoạt động của chánh phủ, s ẽ là một cơ quan tuyệt đối độc lập. Nó sẽ thay thế NISA , cơ quan mà từ lâu chỉ trích là có xung đột lợi ích, được xem như là một cánh tay của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI), cũng là cơ quan kiểm soát điện hạt nhân. Ngoài việc soạn thảo các tiêu chuẩn an toàn mới, NRC sẽ giám sát công tác tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân do hậu quả của thảm họa Fukushima. Tuy nhiên, các thành viên của ủy ban năm ủy viên  lãnh đạo cần phê duyệt bổ nhiệm bởi Quốc Hội, và các chuyên gia nói rằng sự chậm trễ của việc bổ nhiệm có thể xảy ra nếu ký lịch của các ủy viên được đề cử có vấn đề.

Thị trưởng của Futaba, Idogawa Katsutaka, đã cáo buộc chính quyền trung ương của Nhật Bản về thất bại về việc chia sẻ dữ liệu phóng xạ của Mỹ về sự lây lan của bức xạ trong những ngày sau thảm họa hạt nhân Fukushima. Idogawa nói với tư cách một nhân chứng bất hữu thệ trước Ủy ban Ngân sách của Thượng Viên. Ông than thở: “Nếu thông tin vế phát tán phóng xạ đã được tiết lộ kịp thời, tôi sẽ thay đổi lộ trình di tản của người dân. Trên hết, tôi ở một vị trí là phải bảo vệ người dân.” Idogawa bày tỏ với nhiều cảm xúc trong bài phát biểu” Bị cho biết các điều như  là “ không sao đâu vì mức độ phóng xạ chỉ  ở mức độ  củamillisieverts” làm cho tôi rất là tức giận. Tôi không thể chấp nhận sự che đậy giả dối này “. Thủ tướng Yoshihiko Noda, người đang hiện diện trong buổi điều trần, đã nói lời xin lỗi cho sự thất bại của chính phủ.

Nhà địa chấn học nổi tiếng Yoshiaki Kawata đang cảnh báo rằng khoảng 400.000 người có thể bị chết trên dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản nếu cùng một lúc có ba trận động đất dọc theo khu vực gọi là vùng lõm Nankai. Chính phủ ước tính từ dự đoán của năm 2003 rằng số người chết từ trận động đất cấp 8,7 richter sẽ  ít hơn, khoảng 25.000. Ước tính của Kawata  giả định rằng các trận động đất có thể xảy ra vào ban đêm, khi phần lớn dân số đang ngủ và ít có khả năng trốn thoát. Nếu động đất tấn công trong ngày, con số đó sẽ được giảm, khoảng 120.000. Kawata ghi nhận, “dự đoán là cao hơn rất nhiều so với số người bị chết của trận động đất lớn tại Đông Nhật Bản. Nhưng con số 400.000 không phải không có căn cứ. Tôi muốn mọi người hiểu đầy đủ về sự nguy hiểm có thể là như thế nào và suy nghĩ về các biện pháp phòng chống thảm họa. “Dự đoán này  có thể giúp đưa ra thêm các câu hỏi bổ sung về mức độ an toàn tại các nhà máy hạt nhân trong khu vực.

Ủy Ban NISA  cho biết Ủa Ban  sẽ tiến hành kiểm tra tại chỗ nhà máy điện Kyushu Electric Kawauchi ở tỉnh Kagoshima, nhà máy Shika Hokuriku ở quận Ishikawa, và nhà máy Kansai Electric Takahama  ở quận Fukui, sau khi kết quả các kiểm tra về sức chịu đựng của thiết bị (stress test)được đệ trình bởi các nhà khai thác. Phương cách mà chính phủ đã yêu cầu kiểm tra sức chịu đựng, do tự các khai thác thực hiện, đã gây nhiều tranh cải bất bình.  Dùng phuơng pháp mô phỏng điện toán để kiểm tra  sức chịu đựng mô phỏng của hệ thống máy tính để chỉ kiểm tra mức độ chuẩn bị sẵn sàng chống lại động đất và sóng thần, nhưng bỏ qua các thảm họa tự nhiên hoặc các cuộc tấn công khủng bố. Haruki Madarame, Chủ tịch của NSC đã nói rằng các phương cách này không đủ đáp ứng các yêu cầu về mức độ an toàn tại các nhà máy điện hạt nhân.
Thủ tục tố tụng tòa án đã bắt đầu khi một nhóm gồm 132 người dân sống gần nhà máy Kashiwazaki-Kariwa TEPCO ở quận Niigata đệ đơn nhằm nỗ lực  ngăn chặn sự khởi động lại các lò phản ứng hạt nhân vào năm 2014. Các nguyên đơn nói rằng Niigata có nguy cơ rất lớn xảy ra trận động đất và sóng thần, và từ  thảm họa Fukushima cho thấy rằng TEPCO “không có đủ khả năng” để vận hành nhà máy điện hạt nhân. Những người này nói, “Chúng tôi sẽ không bao giờ để TEPCO điều hành lò phản ứng hạt nhân sau khi tập đoàn này đã gây ô nhiễm quê hương của chúng tôi, và đến nay vẫn chưa tẩy bỏ nhiểm xạ trong vùng. Nhà máy điện hạt nhân  gây thiệt hại không thể đoán trước, cần phải ngăn không cho xây cất … TEPCO vừa không có đủ khả năng và cũng không có chuyên môn để vận hành và quản lý các nhà máy điện hạt nhân.”
Hội chống bom nguyên tử và bom Hydrogen Nhật Bản, cũng đước biết với tên là Gensuikin, sẽ tổ chức các cuộc họp hàng năm trong năm nay tại Fukushima, Hiroshima và Nagasaki, tập trung vào các nhà máy điện hạt nhân và ô nhiễm bức xạ và tiếp xúc với phóng xạ. Các tổ chức chống hạt nhân đang làm việc hướng tới xóa bỏ toàn bộ năng lượng hạt nhân và vũ khí hạt nhân.

TEPCO

Dưới áp lực từ chính phủ và Yukio Edano, lãnh đạo của METI, TEPCO cuối cùng cho biết sẽ phổ biến cuốn video quay lại các cuộc bàn thảo vô tuyến giữa  các lãnh đaọ điều hành nhà máy và trụ sở trung ương TEPCO, luôn cả văn phòng của Thủ tướng Chính phủ,  trong những ngày ngay sau khi xảy ra thảm họa hồi năm ngoái tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Edano đã đôn đốc TEPCO phổ biến các băng, va một nhóm các cổ đông của TEPCO đã xin một lệnh tòa án ngăn chặn tập đoàn TEPCO tẩy xoá chúng, nhưng cho đến bây giờ, TEPCO khẳng định họ không thể phổ biến các video vì “mối quan tâm về bảo vệ riêng tư.” Những điều ghi trong các cuốn băng hy vọng sẽ làm sáng tỏ hoặc có hay không là TEPCO đã lên kế hoạch sơ tán tất cả các nhân viên của mình khỏi nhà máy bị tê liệt, một động thái có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc hơn rất nhiều, cũng như các vấn đề liên quan đến thông gió và làm nguội các lò phản ứng với nước biển.

Để phúc đáp những chỉ trích từ Uỷ Ban Độc Lập Điều Tra Tai Nạn Hạt Nhân Fukushima của Quốc Hội (NAIIC), tố giác TEPCO về việc họ đã công bố tất cả chỉ 17 bức hình của  trận sống thần đánh vào nhà máy Fukushima Daiichi,  tập đoàn TEPCO đã công bố thêm  33 bức hình  . Công ty TEPCO xin lỗi một lần nữa là đã  thiếu sót không cung cấp thông tin kịp thời với công chúng và những người dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa hạt nhân. (Nguồn: NHK)

Tình trạng của các lò phản ứng Fukushima

Tuần này TEPCO công bố là đã hoàn tất việc loại bỏ các mảnh vụn trong phần trên của lò phản ứng số 4 tại nhà máy Fukushima Daiichi. Đây là công việc đã được tiến hành bắt đầu từ cuối tháng mười một năm ngoái.

Khởi động lại lò phản ứng Oi

Lò phản ứng số 4 tại nhà máy điện Oi của Kansai trong Fukui Prefecture được lên kế hoạch để khởi động vào 18 tháng 7 này. Lãnh đạo KEPCO nói rằng họ mong đợi nó sẽ bắt đầu đạt công suất tối đa vào ngày 25 tháng 7. Lò phản ứng 3 đạt công suất đầu tuần này, mặc dù có các cuộc biểu tình chống hạt nhân lớn ở Tokyo, đã thu hút hơn 150.000 người. Các cuộc biểu tình như vậy là rất bất thường tại Nhật Bản, nhưng mối quan tâm về sự nguy hiểm của điện hạt nhân đã  làm mức độ biểu tình gia tăng đáng kể từ khi thảm họa Fukushima xảy ra. Chính phủ gần đây đã công bố sẽ giảm mức hạn chế tiết kiệm điện năng  từ 15% đến 10% trong khu vực dịch vụ Kansai. Tuy nhiên, một tập hợp của bảy quận dùng nguồn điện của KEPCO cho biết rằng họ cần giữ mức tiết kiệm là15% được đề ra từ trước.

Ô nhiễm

Một nghiên cứu độc lập thực hiện bởi Viện Khoa học của bức xạ (NIRS) trên 1.080 trẻ em trong tỉnh Fukushima nói rằng họ bị bức xạ ảnh hưởng đến tuyến giáp trạng mặc dù đa số ở mức độ thấp. Báo cáo Chính phủ trước đây nói rằng liều lượng ảnh hưởng là số không. Mặc dù đã có các số liệu mới, chính phủ nói rằng sẽ không thông báo cho cha mẹ của các em vì e ngại sẽ tạo thêm sự lo lắng cho phụ huynh. Trong tháng 3 năm 2011, Ủy ban An toàn hạt nhân (NSC) đề nghị nghiên cứu bổ sung về ảnh hưởng của bức xạ ở trẻ em ở Fukushima, nhưng yêu cầu đã bị Cơ Quan H hành Đ hộng Khẩn Cấp về Hạt Nhân từ chối, họ cho rằng việc làm này sẽ làm tăng thêm nỗi lo sợ của cha mẹ các em.

Nhật Bản đang vận động các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng như Trung Quốc và Hàn Quốc, gỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu lương thực từ Nhật Bản. Các giới hạn lần đầu tiên được đưa ra năm ngoái khi có mối lo ngại về ô nhiễm bức xạ sau thảm họa hạt nhân Fukushima. Xuất khẩu nông nghiệp giảm 7,4% và thủy sản giảm gần 11% trong năm 2011. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét gỡ bỏ hạn chế nhập khẩu riêng của mình vào mùa thu này.

Greenpeace

______________

nguồn: Blog Bảo Vệ Tồ Quốc, 14/07/2012.

http://baovetoquoc.blogspot.com.au/2012/07/tin-tuc-ve-khung-hoang-hat-nhan.html

Read Full Post »

ĐIỆN HẠT NHÂN – “AN NINH QUỐC GIA”

CỦA NHẬT BẢN

________

 

NangluongVietnam – 05:00 |12/07/2012

Chính phủ Nhật Bản đang có nhiều động thái tích cực nhằm khởi động trở lại các nhà máy điện hạt nhân để giảm tải bớt áp lực cho nhu cầu nhập khẩu dầu mỏ, đồng thời Nhật Bản cũng đã xây dựng nhiều giải pháp xanh, tiết kiệm năng lượng trong công cuộc tái thiết đất nước… Tuy chưa thể kiểm chứng được những giải pháp xanh này hiệu quả tới đâu, nhưng trước mắt, đối với Nhật Bản hiện nay thì điện hạt nhân vẫn là phương án “kinh tế” nhất trong tất cả các phương án cung cấp nguồn năng lượng để tái thiết đất nước.

Theo tờ báo hàng đầu Nhật Bản Tokyo Shimbun đưa tin, các Thượng nghị sĩ nước này đã nhất trí về một sửa đổi trong Luật năng lượng nguyên tử cơ bản, theo đó cho phép nước này sử dụng năng lượng hạt nhân vào các mục đích nhằm đảm bảo “an ninh quốc gia”. Tờ báo này cũng giải thích thêm là Thượng viện đã bổ sung thêm một thông tin mới vào Chương II – chi phối chính sách cơ bản.

Những động thái mới

Đặc biệt hơn khi trước đó, vào giữa tháng 6, Chính phủ Nhật Bản đã tiến gần hơn tới việc thành lập cơ quan quản lý hạt nhân mới sau khi Hạ viện nước này cùng ngày thông qua dự luật liên quan do các đảng cầm quyền và đối lập soạn thảo. Tiếp sau đó, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã yêu cầu Công ty Điện lực Kansai tái mở cửa hai lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân Oi nằm ở trung tâm công nghiệp phía tây Nhật Bản.

Dù với mục đích gì thì những động thái này đã làm cho dư luận nghĩ về một mối đe dọa mới cho an ninh khu vực Đông Bắc Á nói riêng hay châu Á nói chung, hoặc cũng có thể là từ dự luật này mà Nhật Bản sẽ danh chính ngôn thuận trong việc chế tạo vũ khí hạt nhân.

Mặc dù trước đó thì Luật năng lượng nguyên tử cơ bản của Nhật giới hạn chỉ sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình, theo đó “việc nghiên cứu, phát triển và sử dụng năng lượng hạt nhân có thể bị giới hạn ở những mục đích hòa bình và việc xuất, nhập khẩu, sở hữu… nhiên liệu hạt nhân sẽ phải tuân thủ các quy định về kiểm soát mục đích”.

Trung tâm điều khiển lò phản ứng hạt nhân ở nhà máy điện hạt nhân Ohi, Nhật Bản

Một số đánh giá khác lại cho rằng động thái này chỉ vì mục đích đơn thuần là phục vụ cho việc tái thiết nền kinh tế sau thảm họa kép. Các nhà máy điện hạt nhân tại Nhật đáp ứng đến 1/3 nhu cầu năng lượng của nền kinh tế này, trong khi thủy điện, nhiệt điện, vẫn chưa thể đủ sức thay thế.

Từ sau thảm họa động đất và sóng thần, toàn bộ các lò phản ứng của Nhật Bản đều đã đóng cửa. Điều này tạo nên một cơn khát năng lượng trên toàn đất nước, do đó bắt buộc Nhật liên tục có những động thái như trên – được giới quan sát đánh giá là bước tiến quan trọng trong nỗ lực phục hồi ngành công nghiệp hạt nhân của chính phủ.

Vì nếu toàn bộ 54 lò phản ứng hạt nhân Nhật vẫn bị đóng cửa vào mùa hè thì cả nước có thể thiếu 10% điện năng trong thời gian cao điểm và khi đó nhiều hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, đe dọa nền kinh tế Nhật Bản và xa hơn là có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới.

Nếu không có điện hạt nhân

Trong trường hợp không có điện hạt nhân thì nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này sẽ phụ thuộc vào 3 nguồn chính: than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên. Điều này dẫn đến chi phí điện tăng cao, khiến cho cả nước, từ các xí nghiệp, nhà máy, đến cư dân phải sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm nhất, từ đó tạo nên áp lực rất lớn cho nền kinh tế đang trên đà suy thoái trong thời gian gần đây.

Theo số liệu công bố gần đây của Hiệp hội các công ty điện Nhật Bản thì 10 nhà máy điện địa phương đã nhập gần 52,9 triệu mét khối khí gas hóa lỏng trong năm tài chính kết thúc ngày 31/3, tăng 27% so với cùng kì năm trước -khi Nhật chưa phải đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân. Nhập khẩu dầu thô đã tăng hơn gấp đôi, lên 23,3 triệu mét khối (147 triệu thùng), khiến lượng dầu mỏ tiêu thụ lên mức cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân có tác động xếu đến mức ông Noda phải thốt lên: “Điện giá rẻ và ổn định là hết sức quan trọng. Nếu tất cả các lò phản ứng từng cung cấp 30% nguồn điện cho Nhật Bản bị ngưng hoạt động hoặc để không thì xã hội Nhật không thể tồn tại được”. Thêm vào đó, Bộ trưởng Yukio Edano cũng đã lên tiếng cảnh báo rằng, Nhật Bản sẽ phải đối mặt với một mùa hè “thiếu hụt điện năng nghiêm trọng” nếu không tái khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân.

Có thể nhìn vào mùa hè năm 2011 để hiểu thế nào là “thiếu hụt điện năng nghiêm trọng”, khi mà Chính phủ Nhật Bản đã phải kêu gọi toàn dân, đặc biệt là các tập đoàn lớn phải cắt giảm mức tiêu thụ điện năng xuống ít nhất 15%, cùng với các yêu cầu kèm theo như: hạn chế sử dụng đèn, điều hòa, thay đổi giờ làm sớm hơn hay chuyển vào các ngày cuối tuần để tránh tình trạng quá tải.

Đặc biệt hơn khi chính việc “thiếu hụt điện năng nghiêm trọng” vào mùa hè theo lời của ông Noda cũng đã tác động xấu đến định hướng phát triển của phần lớn các công ty ở Nhật Bản. Cụ thể, có rất nhiều công ty, doanh nghiệp sản xuất đang tính đến chuyện chuyển hướng làm ăn hoặc xây dựng các xưởng sản xuất mới ở nước ngoài nếu như tình trạng thiếu điện vào mùa hè không được cải thiện. Mà tình trạng này chỉ có thể khắc phục khi các nhà máy điện hạt nhân hoạt động trở lại. Nếu không, một ngày nào đó kinh tế Nhật sẽ chẳng còn là “đất lành chim đậu” nữa.

Nhật không “ổn” thì thế giới cũng không “yên”

Chưa dừng lại ở đó, việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân không chỉ gây ảnh hưởng xấu trong nước, mà nền kinh tế thế giới cũng phải chịu những hệ lụy khôn lường.

Việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân làm cho nhu cầu nhập khẩu các nguyên liệu khác (đặc biệt là dầu mỏ) để sản xuất điện tăng cao. Theo số liệu thống kê của tờ Financial Times đưa ra, thì vào tháng 12/2011, Nhật Bản đã nhập khẩu khoảng 730.000 thùng/ngày, tăng 350% so với cùng kỳ năm trước đó.

Việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân không chỉ gây ảnh hưởng xấu trong nước, mà nền kinh tế thế giới cũng phải chịu những hệ lụy khôn lường.

Đặc biệt là trong mùa hè, khi mà nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến, thì nhu cầu nhập khẩu dầu mỏ sẽ tăng lên rất cao, vì nhu cầu sử dụng có thể lên tới hơn 1 triệu thùng/ngày. Điều này đồng nghĩa với việc giá dầu trên thị trường quốc tế sẽ bị đẩy lên cao, theo quy luật “cầu vượt cung”. Đặc biệt hơn khi giá dầu thế giới đã tăng lên đáng kể từ năm ngoái do những căng thẳng xung quanh vấn đề hạt nhân Iran.

Giá dầu tăng cao sẽ là một thách thức không nhỏ với nền kinh tế thế giới hiện nay, khi mà khủng hoảng khu vực eurozone vẫn đang loay hoay chưa tìm ra cách giải quyết. Trong trường hợp giá dầu cứ tiếp tục tăng thì có thể kinh tế thế giới sẽ lại rơi vào một cuộc suy thoái mới.

Chính vì thế mà việc Nhật Bản đang có nhiều động thái tích cực nhằm khởi động trở lại các nhà máy điện hạt nhân sẽ giảm tải bớt áp lực cho nhu cầu nhập khẩu dầu mỏ, từ đó nền kinh tế thế giới bớt đi một nguyên nhân gây nên khủng hoảng. Cùng với đó thì niềm tin của người Nhật nói riêng và toàn thế giới nói chung về năng lượng hạt nhân sẽ “tươi đẹp” trở lại.

Song song với đó, Chính phủ Nhật Bản cũng đã xây dựng nhiều giải pháp xanh, tiết kiệm năng lượng trong công cuộc tái thiết đất nước. Theo đó, Nhật sẽ phải phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp với công nghệ xanh, sử dụng sức gió và pin mặt trời để đáp ứng nhu cầu năng lượng.

Tuy chưa thể kiểm chứng được những giải pháp xanh này hiệu quả tới đâu, nhưng trước mắt, đối với Nhật Bản hiện nay thì điện hạt nhân vẫn là phương án “kinh tế” nhất trong tất cả các phương án cung cấp nguồn năng lượng để tái thiết đất nước. Dù rằng hiện nay phương án này vẫn đang vấp phải sự phản đối kịch liệt của đa số người dân Nhật Bản do những hệ quả từ di chấn Fukushima.

Nghĩa Huỳnh – Hà Mai (Nguồn: vef.vn)

_________

nguồn: NangluongVietnam, 12/07/2012.

http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dien-hat-nhan-nang-luong-tai-tao/dien-hat-nhan-an-ninh-quoc-gia-cua-nhat-ban.html

Read Full Post »

NHẬT BẢN: SỐ PHẬN 48 LÒ PHẢN ỨNG CÒN LẠI SẼ RA SAO?

________

 

TTXVN – Tài liệu Tham khảo đặc biệt, thứ tư, ngày 4/7/2012

(Tôkyô 1/7)

Theo “Thời báo Nhật Bản” số ra gần đây, Chính phủ nước này đã bật đèn xanh cho Công ty điện lực Kansai (KEPCO) khởi động lò phản ứng số 3 và 4 tại Nhà máy điện hạt nhân Oi ở tỉnh Fukui nhưng số phận của 48 lò phản ứng khác vẫn bị bỏ lửng cho đến khi một cơ quan điều hành hạt nhân mới ra đời vào cuối năm nay.

Các quan chức cấp cao cho biết việc làm thế nào và khi nào để các lò phản ứng khác có thể được tái khởi động phụ thuộc vào tiêu chuẩn an toàn do cơ quan điều hành hạt nhân mới đề ra mà cơ quan này dự kiến sẽ được thành lập vào tháng 9/2012.

“Ủy ban điều hành hạt nhân” gồm 5 thành viên này sẽ mang tính độc lập so với chính phủ và các cơ quan xúc tiến hạt nhân hơn là Cơ quan An toàn Hạt nhân và Công nghiệp (NISA) thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI).

NISA bị chỉ trích là thiếu tính độc lập và kém chuyên nghiệp cũng nhu không ngăn chặn và xử lý hiệu quả cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima. METI – cơ quan có sứ mệnh thúc đẩy điện hạt nhân – bị chỉ trích dữ dội là quá “thân mật” với NISA và ngành công nghiệp hạt nhân.

Hồi tháng 4, Bộ trưởng METI, Yukio Edano, cho biết: “Theo tôi chúng ta cần chờ đợi các tổ chức điều hành hạt nhân mới ra đời để xác định độ an toàn của các lò phản ứng vì mục tiêu khởi động trong tương lai”.

Ngày 16/6, ông Edano nhắc lại rằng quá trình tái khởi động đối với các lò khác không thể được đẩy lên theo cơ chế điều hành hiện nay vì chính phủ không thể thuyết phục Ủy ban An toàn Hạt nhân (NSC) – vốn có trách nhiệm thẩm định các hoạt động kiểm tra độ an toàn của NISA – đảm nhiệm việc này.

NSC tùng có kế hoạch giải thể vào cuối tháng 3 để mở đường cho một cơ quan điều hành mới ra đời vào tháng 4 khiến ủy ban này ở vào thế treo giò và làm tổn hại đến quyền quản lý của nó.

Một số lãnh đạo tỉnh có lò phản ứng cũng muốn có cơ quan mới phụ trách quá trình tái khởi động. Trong chuyến thăm METI ngày 5/6, Tỉnh trưởng Saga Yasushi Furukawa cho biết “Đối với các lò phản ứng khác ngoài nhà máy Oi, tôi nghĩ đương nhiên cần phải có các cơ quan điều hành mơi chỉ đạo quá trình này”. Vì vậy, xem ra Nhật Bản sẽ phải tự xoay xở mà không có phần lớn các lò phản ứng trong mùa Hè năm nay.

Sau khi nối lại hoạt động tại Oi, lò phản ứng số 3 của nhà máy Ikata ở Ehime là ứng cử viên lớn nhất cho việc tái khởi động và đây là lò duy nhất ngoài hai lò ở Oi đã vượt qua các cuộc thử nghiệm áp lực – cách đánh giá mức độ an toàn dựa trên mô phỏng các tác động của động đất và sóng thần.

Công ty điện lực Shikoku (SEPCO) – đơn vị sơ hữu nhà máy Ikata – ước tính lượng điện năng cung cấp trong tháng 8 sẽ vào khoảng 5,87 triệu kw mà không có điện hạt nhân trong khi nhu cầu tiêu thụ tối đa sẽ đạt 5,85 triệu kw. Như vậy là khoảng cách chênh lệnh điện năng dư thừa chỉ chiếm 0,3%. Trong khi đó, các nhà máy thường phải duy trì khoảng cách tối đa ít nhất 8% để đảm bảo nguồn cung điện năng ổn định.

Tuy nhiên, SEPCO tỏ ra bi quan về việc Ikata có thể hoạt động trở lại trong mùa Hè này do tiến trình chính trị đi đến nhất trí tái khởi động bị trì hoãn. Một quan chức phụ trách quan hệ công chúng của SEPCO, ông Ryuji Ogawa, cho biết: “Dường như khó có thể khởi động lò phản ứng vào mùa Hè này”. Chính quyền ban đầu muốn thành lập một cơ quan điều hành hạt nhân mới vào tháng 4 để nó có thể tái khởi động một số lò phản ứng trước mùa Hè. Tuy nhiên, đảng Dân chủ Tự do (LDP) đã trì hoãn các cuộc thảo luận về dự luật liên quan khi cho rằng cơ quan này cần có tính độc lập nhiều hơn về mặt chính trị do lo ngại xảy ra xáo trộn một khi chính phủ cố gắng kiểm soát cuộc khủng hoảng Fukushima.

Cuối cùng, ngày. 15/6, các chính đảng lớn đã nhất trí với bản sửa đổi dự luật mà Hạ viện thông qua vào ngày hôm sau. Dự luật thiết lập cợ quan giám sát hạt nhân theo đó việc thành lập sẽ diễn ra trong vòng ba tháng kể từ khi dự luật trên có hiệu lực. Một số cơ quan truyền thông cho biết cơ quan giám sát sẽ thành lập và đi vào hoạt động vào tháng 9 tới.

Theo dự luật này, 5 thành viên được chọn vào cơ quan điều hành cần phải được Quốc hội nhất trí. Cơ quan này sẽ được một văn phòng thư ký gồm hàng trăm nhân viên hỗ trợ. Trước đó, Bộ trưởng METI Edano cho biết “cơ quan này kiểm tra độ an toàn của các lò phản ứng và đưa ra các quyết định độc lập”, đồng thời cho biết ngay cả lò số 3 và 4 ở Oi có thể lại phải ngừng hoạt động nếu chúng không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đánh giá của cơ quan giám sát mới.

Theo cơ chế điều hành hiện nay, các công ty điện lực phải trình các kết quả đầu tiên trong báo cáo thử áp lực giai đoạn hai lên NISA. Nếu cơ quan này nhất trí, NSC sẽ kiểm tra xem quyết định trên đã hợp lệ chưa. Sau đó, các bộ trưởng sẽ bàn thảo xem các lò phản ứng có đủ an toàn để tái khởi động hay không và tiến hành đối thoại với các lãnh đạo địa phương, nơi đặt lò phản ứng.

Tuy nhiên, NSC đã không xem xét các báo cáo của NISA về các cuộc thử nghiệm của Oi vì các bộ trưởng cho rằng cơ quan giám sát mới sẽ lo việc này. Về vấn đề này, cơ quan mới đã nhận được báo cáo thử nghiệm giai đoạn một đối với 22 lò phản ứng, trong đó có lò phản ứng số 3, 4 của Oi và lò số 3 của Ikata.

Người phát ngôn của SEPCO, Ogawa, cho rằng nếu SEPCO có thể tái khởi động lò số 3, công ty sẽ cải thiện thêm công suất tới 0,89 triệu kw, cho phép SEPCO dễ dàng đáp ứng nhu cầu tối đa trong mùa Hè năm nay. Tuy nhiên, do quá trình này không được đẩy lên nên ông cho biết: “Chúng tôi thực sự không thể tính toán được khả năng cung ứng của Ikata vào lúc này”.

Trước khi xảy ra trận động đất và sóng thần hồi tháng 3 năm ngoái, điện hạt nhân chiếm tới 40% nguồn cung điện năng của SEPCO. Ông Ogawa cho biết việc mua nhiên liệu dùng cho nhiệt điện mỗi ngày sẽ ngốn khoảng 400-500 triệu yên so với trước thảm hoạ kép. Tuy nhiên, ngay cả ở nhà máy Ikata, khung thời gian cho tái khởi động lò phản ứng số 3 vẫn còn chưa rõ ràng theo đó, triển vọng chính phủ cho phép khởi động các lò phản ứng khác trong mùa Hè này cũng khá mờ mịt.

Chính phủ Nhật Bản cho biết khu vực Kyushu và Hokkaido sẽ phải vật lộn để đáp ứng cho kỳ được nhu cầu tối đa trong mùa Hè vì họ dự kiến lượng thiếu hụt điện năng từ 1,9-2,2%. Do đó, Kyushu dự kiến sẽ giảm bớt nhu cầu tối đa tới 10% trong khi Hokkaido tới 7%.

Trong khi đó, Công ty điện lực Tôkyô (TEPCO) sẽ không thể sử dụng nhà máy Kashiwazaki-Kariwa ở Niigata – nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới – thực tế sẽ có lượng điện năng dự trữ chiếm 4,5% vì TEPCO buộc phải tăng cường sản xuất nhiệt điện để xử lý cuộc khủng hoảng Fukushima.

Trong bối cảnh Nhật Bản sẽ không có nhiều năng lượng hạt nhân trong mùa Hè này, Thủ tướng Yoshihiko Noda nhấn mạnh rằng nước này sẽ vẫn phải phụ thuộc vào điện hạt nhân trong thời điểm hiện nay vì việc chuyển sang nhiệt điện sẽ khiến các công ty điện lực tăng chi phí nhiên liệu mà hệ quả của nó sẽ đổ lên đầu người tiêu dùng. Thủ tướng Noda hôm 8/6 khẳng định: “Nếu chúng ta đặt dấu chẩm hết đối với điện hạt nhân hoặc nếu chúng ta tiếp tục né tránh việc tái khởi động các lò phản úng”, tất cả sẽ lâm vào đường cùng./.

________

nguồn: Ba Sàm, 05/07/2012

1119. NHẬT BẢN: SỐ PHẬN 48 LÒ PHẢN ỨNG CÒN LẠI SẼ RA SAO?

Read Full Post »

HÀNG NGHÌN NGƯỜI NHẬT BIỂU TÌNH

PHẢN ĐỐI ĐIỆN HẠT NHÂN

________

Biểu tình tại Tokyo chống tái khởi động các nhà máy điện nguyên tử.

Biểu tình tại Tokyo chống tái khởi động các nhà máy điện nguyên tử. REUTERS/Yuriko Nakao

Theo AFP, hôm nay 06/07/2012, hàng nghìn người phản đối năng lượng hạt nhân lại biểu tình trước Dinh Thủ tướng tại Tokyo phản đối quyết định khởi động trở lại một nhà máy điện hạt nhân.

Lò phản ứng số 3 của nhà máy điện hạt nhân Ohi ( miền tây) vừa được khởi động trở lại cách đây gần một tuần và lò phản ứng số 4 cũng đang chuẩn bị được hoạt động trở lại. Dư luận Nhật Bản vẫn còn nghi ngại về độ an toàn của các cơ sở hạt nhân của nước này.

Bất chấp trời mưa gió, hàng nghìn người đã tập trung tại trung tâm thủ đô Tokyo biểu tình đòi chính phủ cho ngừng lò phản ứng vừa mới được khởi động trở lại. Cuộc biểu tình hôm nay của những người phản đối hạt nhân diễn ra ngay sau hôm ủy ban điều tra của Quốc hội công bố bản báo cáo về tai nạn Fukushima, theo đó nguyên nhân chủ yếu của tai họa hạt nhân này là do con người, cụ thể là do những yếu kém về quản lý hành chính và kỹ thuật.

Rất đông người Nhật lo ngại những khiếm khuyết tương tự vẫn tồn tại trong các nhà máy điện hạt nhân khác. Mối lo ngại của người dân càng có cơ sở, khi mà các chuyên gia độc lập tham gia soạn thảo báo cáo trên kết luận rằng giữa các công ty điện lực và cơ quan an toàn hạt nhân đã đặt lợi ích chính trị, kinh tế lên trên vấn đề bảo đảm an toàn cho người dân.

Phong trào phản đối năng lượng hạt nhân tại Nhật mới bùng lên mạnh từ sau sự cố nhà máy Fukushima, đến nay đã thu thập được 7,5 triệu chữ ký phản đối.

Hiện tại hai lò phản ứng của nhà máy Ohi đã được phép hoạt động trở lại. Bốn mươi tám lò khác trên cả nước Nhật vẫn bị ngừng hoạt động vô thời hạn.

Mặc dù chính phủ đã đưa a nhiều biện pháp đề phòng bổ sung bắt buộc cho các lò phản ứng hạt nhân, nhưng đại đa số người dân Nhật đều không còn tin năng lượng hạt nhân có thể an toàn. Trong khi đó nước Nhật đang đứng trước nguy cơ thiếu điện trầm trọng nếu các lò phản ứng hạt nhân không được phép hoạt động trở lại.

________

nguồn: RFI, 06/07/2012.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120706-hang-nghin-nguoi-nhat-bieu-tinh-phan-doi-khoi-dong-lai-nha-may-dien-hat-nhan

___________________

VÀI HÌNH ẢNH CUỘC BIỂU TÌNH Ở NHẬT

Mời vô trang web này xem những hình ảnh về cuộc biểu tình cũa hàng chục ngàn dân chúng Nhật Bản xuống đường phản đối điện hạt nhân.

http://mainichi.jp/graph/2012/07/07/20120707k0000m040077000c/005.html

________

nguồn: dẫn theo Blog Bảo Vệ Tổ Quốc, 09/07/2012.

http://baovetoquoc.blogspot.com.au/2012/07/hinh-anh-cuocbieu-tinh-phan-oi-ien.html

______________________

DÂN CHÚNG NHẬT BẢN ĐƯA

CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG ĐIỆN HẠT NHÂN

VÀO TÒA ÁN

________

Justin McKeating, 06/07/2012

Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng phỏng dịch.

http://www.greenpeace.org/international/en/news/Blogs/nuclear-reaction/japanese-citizens-take-their-nuclear-fight-to/blog/41287/

Với lò phản ứng hạt nhân đầu tiên sắp sửa được khởi động lại sau thảm họa hạt nhân  Fukushima năm 2011, cho thấy rõ rằng chính phủ Nhật đã quyết định đi trở lại vào thời kỳ đầy nguy hiểm của quá khứ, thay vì nhanh chóng hòa nhập vào tương lai của con đường năng lượng phi nguyên tử và tái tạo.
.
Chính phủ Nhật đang tái khởi động các lò phản ứng nguyên tử mặc dầu đã có nhiều chống đối từ các lãnh đạo địa phương, và những chống đối quyết liệt của rất nhiều người dân Nhật. Sự khinh thường của chính phủ đến những mối quan tâm của dân chúng đã bắt buộc một số tổ chức phải đưa vấn đề tái khởi động các lò phản ứng nguyên tử ra tòa án xét xử.
.
Chính phủ Nhật quyết định tái khởi động lò phản ứng hạt nhân Số 3 tại nhà máy điện hạt nhân Ohi tại Fukui Perfecture vùng miền trung Nhật, vào ngày Chủ Nhật. Chính phủ Nhật đã không màng đến cuộc biểu tình phản đối của hàng chục ngàn người dân Nhật trước văn phòng của Thủ tướng tại Tokyo, mặc dầu chính Thủ Tướng Yoshihiko Noda nói rằng ông ta rất kinh ngạt với sự hiện diện của số lượng lớn người dân chống lại quyết định của ông. Chính phủ còn có kế hoạch khởi động tiếp lò phản ứng nguyên tử Số 4 của nhà máy điện hạt nhân Ohi vào cuối tháng này.
.
Công tác tái khởi động lò phản ứng nguyên tử tại Ohi đã không được suôn sẻ. Như thể cư dân đang sống gần các lò phản ứng hạt nhân chưa có đủ mối lo âu về tai nạn hạt nhân, “đã có hơn hai tá báo động hạt nhân xuất phát tại nhà máy này. Những báo động đó xảy ra chỉ ba ngày sau một lần báo động xảy ra vào ngày giữa tuần”. Thật may mắn, những vụ báo động này là giả và gây ra bởi “những điều kiện không ổn định của không khí, như là sương mù do độ ẩm cao”. Những cố gắng để trấn an nổi lo lắng của cư dân đã bị thất bại ngay từ ngày đầu.
.
Trục trặc này xảy ra ngay sau những lời cảnh báo chỉ vào tuần trước từ ông Mitsuhisa Watanabe, chuyên gia về cấu trúc vỏ trái đất  tại Đại Học Toyo,  và ông Katsuhito Ishibashi, chuyên gia địa chấn và giáo sư danh dự tại Đại Học Kobe. Dùng những dữ kiện về địa chấn do chính tổ hợp công ty vận hành nhà máy điện hạt nhân Ohi, Kansai Electric Power Co (KEPCO) phổ biến, hai khoa học gia này đã khám phá ra là những lò nguyên tử  tại Ohi đang nằm trên những đường nứt của lớp vỏ trái đất sẽ có thể gây ra nhiều trận động đất mạnh hơn KEPCO đã từng xác nhận trước đây. Năm 2005, ông Ishibashi đã tiên đoán sẽ có một trận động đất lớn có thể gây ra thảm họa nguyên tử. Tháng Ba 2011, lời tiên đoán của ông đã được chứng minh đúng một cách dễ sợ.
.
Sau khi bị chính phủ trắng trợn khi dể và không quan tâm đến sự phản đối của dân chúng, các tổ chức công dân đang nhờ tới luật pháp để cố gắng ngừng kế hoạch tái khởi động các lò phản ứng nguyên tử  Ohi của chính phủ Nhật.
.
Đơn kiện của hai nhóm, Green Action và Mihama-no-Kai (Osaka Cìtizen Against the Mihama, Ohi and Takahama Nuclear Power Plants – Công dân Asaka Chống Nhà Máy Điện Hạt Nhân Mihama, Ohi, và Takahama ), chống lại việc tái khởi động lò phản ứng hạt nhân sẽ được đúc kết vào ngày 9/07, với quyết định của tóa án dự trù sẽ có được trong vòng hai tuần lễ.
.
Các nhóm này trưng ra các bắng chứng về các sai phạm trong những bản hướng dẫn về tiêu chuẩn an toàn trong việc thiết kế các lò phản ứng nguyên tử, ba đường nứt gây động đất gần khu nhà máy Ohi và sự cần thiết phải cứu xét lại đường nứt vỏ trái đất bên dưới khu nhà máy điện hạt nhân. Các nhóm chống đối cũng đưa ra những mối lo âu về hệ thống đường ống quá củ tại nhà máy Ohi có thể bị hư hại khi bị động đất, dựa vào những nghi vấn về những thiết bị quan trọng của các lò phản ứng nguyên tử tại nhà máy Fukushima bị hư hại bởi trân động đất tháng Ba 2011 chứ không phải là do trận sống thần tiếp theo sau đó gây ra. Tổ chức Greenpeace chúng tôi chúc các nhóm chống đối đạt thành công cho việc làm chính đáng này.
.
Tại sao chính phủ Nhật Bản lại có hành động quá khinh suất và vô trách nhiệm như vậy?
.
Thảm họa nguyên tử tại Fukushima vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn. Sau mười sáu tháng từ ngày các lò phản ứng nguyên tử tại Fulushima bị nóng chảy, mức độ phóng xạ- đủ để làm cho một ngưởi bị nhiểm độc phóng xạ chết người chỉ trong 20 giây- đã đo được trong khu vực lò phản ứng hạt nhân Số 1. Tại khu lò phản ứng nguyên tử Số 4, khu cơ xưởng chứa 1331 thanh nhiên liệu nguyên tử đã qua sử dụng đang bị “nghiên” và “phình” ra. Tuần này hệ thống làm nguội hồ chứa nước lại bị hư nặng. Sự phơi trần của những thanh nhiên liệu ra ngoài không khí có thể gây ra tai họa phát tán phóng xạ hạt nhân rất khủng khiếp.
.
Trong năm qua, dân chúng Nhật Bản đã chứng tỏ một cách có bản lĩnh rằng họ có thể sinh hoạt không cần phải có điện hạt nhân. Chính phủ Nhật Bản cần phải học tập tinh thần đi tiên phong của người dân Nhật – từ bỏ quá khứ lỗi thời, mất tín nhiệm và đầy nguy hiểm của điện hạt nhân và bước vào tương lai hứa hẹn của nguồn năng lượng tái tạo an toàn, sạch và dồi dào.
.
Con đường hướng về tương lai cho điện năng đã rất là rõ ràng./.
.
Bản tiếng Anh:

.

Japanese citizens take their nuclear fight to court
.
With the first nuclear reactor to be restarted in Japan after the 2011 Fukushima disaster to begin producing electricity soon, it’s clear the country’s government has decided to step back into the dangerous past rather than race into a sustainable future of renewable energy.The government is restarting reactors despite opposition from local leaders, and despite massive protests from Japan’s people. This disregard for their concerns has forced some groups to go to court to fight the restarts.

The government restarted the Number 3 reactor at the Ohi nuclear plant in Fukui Prefecture in central Japan on Sunday. The tens of thousands of people who protested against the restart outside the prime minister’s office in Tokyo were ignored, even though Prime Minister Yoshihiko Noda claimed he was “startled” by the huge size of the gathering. The government plans to restart Ohi’s Number 4 reactor later this month.

The restart at Ohi has not gone smoothly. As if the people living close to nuclear reactors in Japan aren’t worried enough, “more than two dozen alarms rang out at the plant. That came after three days after a separate alarm was triggered mid-week”. Fortunately, those alarms were false and caused by “unstable atmospheric conditions, such as a dense fog”. Attempts to reassure concerned people have failed at the outset.

This follows warnings just last week from Mitsuhisa Watanabe, tectonic geomorphologist at Toyo University, and Katsuhiko Ishibashi, seismologist and professor emeritus at Kobe University. Using Ohi operator Kansai Electric Power Co’s (KEPCO) own published seismic data, the scientists have found that the reactors sit on geological faults that could produce much larger earthquakes than KEPCO has previously admitted. In 2005, Ishibashi predicted an earthquake could cause a nuclear disaster. In March 2011, he was proved terribly right.

After being shown in such blunt terms that their government is not listening to them, concerned citizens are now resorting to legal means to try to stop the Ohi reactors.

The case of two groups, Green Action and Mihama-no-Kai (Osaka Citizens Against the Mihama, Ohi and Takahama Nuclear Power Plants), before a Japanese court concludes July 9, with a decision expected within two weeks.

The groups cite errors in the guidelines for reactor design safety criteria, the three active earthquake faults near the Ohi plant and the need to re-examine the fault under the plant. They also raise concerns that ageing piping at Ohi could be damaged by an earthquake, based on the suspicion that important equipment at the Fukushima reactors was damaged by the March 2011 earthquake and not by the subsequent tsunami. Here at Greenpeace we wish them every success in their bid.

Why has the Japanese government acted so rashly and irresponsibly?
The disaster at Fukushima is far from under control. Sixteen months after the reactors there melted down, record levels of radiation – enough to give a person a year’s worth of radiation exposure in just 20 seconds – were found in the Number 1 reactor’s building. Over at reactor Number 4, the building which houses 1,331 highly radioactive spent nuclear rods is “tilting” and “bulging”. This week the pool’s cooling system failed. The exposure of this fuel to the environment could result in a catastrophic release of radiation.

In the past year, the Japanese people have bravely shown the world that they can live without nuclear power. The Japanese government should follow where the people lead – away from an outdated, discredited and dangerous nuclear past and into a future that offers safe, clean and plentiful renewable energy. The way forward is clear.

(Image: Japanese “No Nukes” public protest. The Japanese public protest against the Japanese government’s nuclear energy policies, demanding a change of energy policy, and also voice their opposition to the restarting of nuclear plants which are currently offline for safety checks, in the streets near the Japanese Prime Minister’s official residence, in Tokyo, Japan, on Friday 6th July 2012. The Friday evening demonstrations, which have been ongoing since March this year, and which in the past four weeks have grown considerably in size, are being talked of as the “Hydrangea Revolution” by protestors, as it is hydrangea flower season in Japan. © Jeremy Sutton-Hibbert / Greenpeace)
________
nguồn: Blog Bảo Vệ Tổ Quốc, 08/07/2012.

Read Full Post »

Sau hơn một năm xảy ra cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Fukushima, một ủy ban điều tra của Quốc hội Nhật Bản đã có phúc trình: “đó là một thảm họa đậm nét nhân tạo”. Dưới đây là các bài báo liên quan:

1.

SỰ CỐ FUKUSHIMA LÀ ‘THẢM HỌA NHÂN TẠO’

________

BBCCập nhật: 10:36 GMT – thứ năm, 5 tháng 7, 2012

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi có sáu lò phản ứng bị hư hỏng nặng sau ngày 11/03/2011.

Cuộc khủng hoảng tại nhà máy hạt nhân Fukushima là “thảm họa đậm nét nhân tạo”, một ủy ban điều tra của quốc hội Nhật nói trong một phúc trình.

Thảm họa “có thể và đáng ra phải được lường trước và ngăn chặn” và ảnh hưởng của nó có thể “giảm nhẹ bằng phản ứng hiệu quả hơn của con người”, phúc trình nói.

Báo cáo này liệt kê các thiếu sót nghiêm trọng trong hành động đối phó của cả chính phủ và công ty điều hành là Tepco.

Báo cáo này cũng đổ lỗi cho tập tục văn hóa và sự miễn cưỡng chất vấn nhà chức trách.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi có sáu lò phản ứng bị hư hỏng nặng sau ngày 11 tháng 3 năm 2011 do động đất và sóng thần làm tê liệt hệ thống làm mát lò phản ứng, dẫn đến sự cố và gây rò rỉ phóng xạ.

Hàng chục ngàn cư dân đã được sơ tán khỏi một khu vực cách ly xung quanh nhà máy để người ta cố khắc phục sự cố. Tepco tuyên bố các lò phản ứng được ổn định trong tháng 12 năm 2011.

Các thành viên của Ủy ban điều tra độc lập tai nạn hạt nhân Fukushima được chỉ định để kiểm tra cách xử lý cuộc khủng hoảng và đưa ra khuyến nghị.

Cuộc điều tra bao gồm 900 giờ điều trần và các cuộc phỏng vấn với hơn 1.000 người.

‘Thái độ thờ ơ’

Chủ tịch Quốc hội Nhật (phải) nhận báo cáo từ Chủ tịch ủy ban điều tra.

Trong báo cáo cuối cùng, chủ tịch ủy ban nói có nhiều lỗi và sơ suất cố ý khiến nhà máy không có các biện pháp phòng ngừa động đất và sóng thần.

“Mặc dù thiên tai đóng vai trò khởi đầu thì tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi xảy ra sau đó không thể được coi là một thảm họa của tự nhiên” báo cáo nói.

“Đó là một thảm họa đậm nét nhân tạo – có thể và đáng ra phải được lường trước và ngăn chặn.”

Sau sáu tháng điều tra, ủy ban kết luận rằng thảm họa “là kết quả của sự thông đồng giữa chính phủ, các nhà quản lý và Tepco” thể hiện qua sự thất bại của hệ thống quản lý.

“Đó là một thảm họa đậm nét nhân tạo – có thể và đáng ra phải được lường trước và ngăn chặn” – Ủy ban điều tra độc lập tai nạn hạt nhân Fukushima

Báo cáo nói rằng tình hình tại nhà máy trở nên tồi tệ hơn sau hậu quả của trận động đất vì các cơ quan chính phủ “đã không hoạt động đúng”, với các vai trò chủ chốt không được phân chia rõ ràng.

Báo cáo này cũng nhấn mạnh thất bại trao đổi thông tin liên lạc giữa Tepco và văn phòng của Thủ tướng Chính phủ Naoto Kan.

Báo cáo khuyến nghị các cơ quan quản lý nên “thực hiện một quá trình chuyển đổi cần thiết” để đảm bảo an toàn hạt nhân ở Nhật Bản.

“Giới quản lý của Nhật Bản cần phải từ tỏ thái độ thờ ơ, bỏ qua qua các tiêu chuẩn an toàn quốc tế và phải tự thay đổi để trở nên các cơ quan đáng tin cậy trên toàn cầu,” báo cáo cho hay.

Tất cả các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản đã bị đóng cửa sau sự cố tại Fukushima. Nhưng vào ngày Chủ nhật lò phản ứng đầu tiên đã được khởi động lại ở thị trấn của Ohi ở tỉnh Fukui.

Việc khởi động lại này gây làn sóng biểu tình lớn ở Tokyo, nhưng Thủ tướng Yoshihiko Noda đã kêu gọi có sự hậu thuẫn cho quyết định này và nói việc chạy lại điện hạt nhân là cần thiết cho nền kinh tế.

Chính phủ Nhật đang tiếp tục đánh giá liệu các nhà máy hạt nhân khác có an toàn để được khởi động lại hay không.

_____

nguồn: BBC Tiếng Việt, 07/05/2012.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/07/120705_fukushima_report.shtml

_____________________

2.

QUỐC HỘI NHẬT:

“THẢM HỌA HẠT NHÂN FUKUSHIMA

DO CON NGƯỜI TẠO RA”

________

Chủ tịch ủy ban điều tra Kiyoshi Kurokawa nói rằng ông tin là ủy ban của ông đã hoàn tất một cuộc điều tra cặn kẽ

 VOA – 05.07.2012

Một ủy ban quốc hội Nhật Bản kết luận rằng thảm họa hạt nhân Fukushima hồi năm ngoái là “do con người tạo ra”, mặc dù chính phủ đã loan báo quyết định cho một nhà máy điện hạt nhân hoạt động trở lại lần đầu tiên sau vụ khủng hoảng.

Báo cáo, dựa trên cuộc điều tra trong 6 tháng, cho rằng cả chính phủ lẫn công ty điều hành nhà máy Fukushima là Công ty Điện lực Tokyo đã không dự kiến và ngăn chận được tai nạn hạt nhân tệ nhất thế giới kể từ khi thảm họa Chernobyl xảy ra ở Ukraina năm 1986.

Chủ tịch ủy ban điều tra, ông Kiyoshi Kurokawa nói rằng ông tin là ủy ban của ông đã hoàn tất một cuộc điều tra cặn kẽ.

Uûy ban điều tra phát giác là các giới chức đã “cố ý trì hoãn những quyết định” vốn đã có thể bảo vệ nhà máy điện Fukushima khi trận động đất và sóng thần kinh hoàng xảy ra hồi tháng 3 năm ngoái.

Báo cáo cũng cho rằng tai nạn này “không thể được xem là một thiên tai” và những tác động của nó có thể được giảm thiểu nếu nhà chức trách có những hành động ứng phó hữu hiệu hơn.

Trong khi đó, một lò phản ứng hạt nhân ở miền tây Nhật Bản đã bắt đầu phát điện trở lại lần đầu tiên kể từ khi tất cả các nhà máy điện hạt nhân trên cả nước được lệnh đóng cửa sau thảm họa Fukushima.

Lò phản ứng số 3 của nhà máy Ohi đã hoạt động lại ngày hôm nay, bất chấp sự phản đối rộng khắp trong công chúng đối với việc sử dụng lại năng lượng hạt nhân.

Chính phủ ở Tokyo nói rằng việc này là cần thiết để tránh xảy ra tình trạng cúp điện trong mùa hè.

________

nguồn: VOA, 05/07/2012.

http://www.voatiengviet.com/content/tham-hoa-hat-nhan-fukushima-do-con-nguoi-tao-ra/1363819.html

___________________

3.

TAI NẠN FUKUSHIMA:

NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU DO CON NGƯỜI

________

Ảnh chụp từ trên không nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, ngày 24/03/2011, sau tai nạn động đất sóng thần.

Ảnh chụp từ trên không nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, ngày 24/03/2011, sau tai nạn động đất sóng thần. Reuters

Nguyên nhân chính của tai nạn hạt nhân Fukushima là do con người gây ra chứ không hoàn toàn do trận động đất sóng thần kinh hoàng hôm 11/3/2011 tại vùng đông bắc Nhật Bản. Trên đây là kết luận của ủy ban điều tra theo yêu cầu của Quốc hội Nhật công bố hôm nay, 05/07/2012.

Theo bản báo cáo dày 641 trang, tai nạn hạt nhân Fukushima chính là kết quả của sự thiếu chỉ đạo, buông lỏng quản lý của các cấp từ chính phủ, các cơ quan điều hành và nhà khai thác là công ty Tepco.

Báo cáo ghi rõ «các cấp quản lý này đã phản bội lại quyền được bảo vệ trước tai nạn hạt nhân của quốc gia. Chính vì vậy chúng tôi đi đến kết luận, rõ ràng tai nạn này là do con người gây ra». Ủy ban điều tra của Quốc hội cũng nhấn mạnh «những nguyên nhân cơ bản là các hệ thống tổ chức, vận hành dựa trên những quyết định và hành động sai lầm, chứ không phải vấn đề năng lực của một cá nhân cụ thể nào».

Báo cáo của ủy ban điều tra cũng quy trách nhiệm cho ban lãnh đạo Tepco đã chậm trễ trong việc đưa ra các biện pháp chống rung chấn và đề phòng sóng thần. Các cơ quan điều hành và lãnh đạo của Tepco đã không hề đưa ra một biện pháp nào nhằm bảo đảm an toàn cho nhà máy. Báo cáo của ủy ban điều tra của Quốc hội còn khẳng định công ty quản lý nhà máy Fukushima đã không phản ứng kịp thời trong những giờ đầu tiên xảy ra tai nạn.

Đây là cuộc điều tra thứ ba về tai nạn Fukushima. Trước đó một báo cáo do Tepco yêu cầu đã rũ bỏ mọi trách nhiệm của công ty điện lực hàng đầu của Nhật này bằng kết luận rằng cường độ của trận động đất và quy mô của trận sóng thần đã vượt qua ngoài tầm dự báo.

Ủy ban điều tra do Quốc hội chỉ định gồm 10 thành viên của một tổ chức dân sự. Họ là các nhà địa chấn học, luật sư, bác sĩ, nhà báo và giáo sư. Ủy ban đã tiến hành cuộc điều tra từ cuối năm 2011, thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn với những cá nhân có liên quan trực tiếp tới tai nạn.

Trong mộc cuộc điều trần trước ủy ban hồi tháng 5 vừa qua, ông Naoto Kan, đương chức thủ tướng khi xảy ra tai nạn, đã thừa nhận trách nhiệm của chính phủ trong vụ tai nạn Fukushima, tuy nhiên ông vẫn bảo vệ cho cách xử lý khủng hoảng của chính phủ, và chỉ ghi nhận có một số lộn xộn trong điều hành.

Tai nạn Fukushima là tai họa hạt nhân nghiêm trọng nhất kể từ sau thảm họa Tchernobyl (Ukraina) năm 1986. Trận động đất với cường độ 9 Richter tại miền đông bắc Nhật Bản hôm 11/3/2011, kéo theo đó là những trận sóng thần cao tới 15 mét đổ vào khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Công ty Điện lực Tokyo (Tepco), làm hỏng hệ thống làm nguội lò phản ứng và các máy phát điện cấp cứu.

Do không kiểm soát được bộ phận làm nguội, lò phản ứng của nhà máy đã bị nổ, phát tán phóng xạ ra bên ngoài. Sự cố sau đó phải mất hơn một năm mới được khắc phục dần dần, nhưng hậu quả vẫn còn để lại dài lâu.

________

nguồn: RFI, 05/07/2012.

http://www.viet.rfi.fr/kinh-te/20120705-tai-nan-fukushima-nguyen-nhan-chu-yeu-la-do-con-nguoi

Read Full Post »

THẬT KHỦNG KHIẾP VỀ

“SỰ TUYỆT VỜI CỦA ĐIỆN HẠT NHÂN”!

_________

 

(Tamnhin.net) – Vấn đề liên quan đến việc xây dựng đề án tăng trưởng xanh. Tamnhin.net trân trọng giới thiệu bài phát biểu về điện hạt nhân của PGS. Koide Hiroaki,Phòng thí nghiệm lò phản ứng nguyên tử;Đại học Kyoto (Nhật Bản) để độc giả và các nhà khoa học tham khảo và đưa ra nhận định vấn đề “Điện hạt nhân” có nguy cơ ảnh hưởng đến phát triển tăng trưởng xanh hay không?
Trong khi tôi chuẩn bị dẹp 3 chữ “Điện Hạt Nhân” sang một bên để bắt đầu một tuần mới tập trung hơn cho công việc của bản thân, một cơ duyên đã mang tôi đến với buổi nói chuyện của ông Koide Hiroaki, Phó giáo sư tại phòng thí nghiệm lò phản ứng nguyên tử, Đại học Kyoto và cũng là một trong những học giả dẫn dắt phong trào xóa bỏ Điện hạt nhân (ĐHN) tại Nhật.

Xin tóm tắt buổi nói chuyện dài 3 tiếng đồng hồ, trong một hội trường gần 1000 người chật kín này để mọi người tham khảo.

Điện hạt nhân: sự phung phí năng lượng hâm nóng đại dương?

Mở đầu bài phát biểu, giáo sư cho biết điện hạt nhân không khác gì so với nhiệt điện ở chỗ cả hai đều dùng nhiệt sinh ra từ nhiên liệu làm bốc hơi nước để quay tua-bin. Tuy nhiên, điện hạt nhân là nhà máy có hiệu suất nhiệt kém hơn, chỉ là 33% so với 50% của nhiệt điện.

Cụ thể hơn, để vận hành một nhà máy điện hạt nhân công suất 100 vạn kW thì lò hạt nhân phải sinh ra một lượng nhiệt là 300 vạn kW! Tức là 200 vạn kW năng lượng phải bị bỏ phí!!!

Khốn nạn hơn, lượng nhiệt thừa này đang được đưa ra ngoài bằng cách làm nóng nước đưa vào lò, và cứ thế thải thẳng ra biển!

Cách làm này ấn tượng ở chỗ nó có thể nâng nhiệt độ của 70 tấn nước lên 7 độ C trong vòng… 1 giây!

Lượng nước này có thể làm nóng bờ biển quanh Nhật Bản, có thể giải thích cái thực tế rằng tốc độ nóng lên của biển Nhật Bản cao hơn mức trung bình của thế giới từ 2-3 lần!

Các sinh vật biển quanh nhà máy ĐHN không thể sống nổi nếu ngâm onshen (hot-spring) mỗi ngày như vậy! Và cũng đừng vội tin rằng CO2 là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên!

Điện hạt nhân: một cách đứng lên từ thương đau chiến tranh?

Để sản sinh một lượng nhiệt như vậy, nhà máy DHN như trên phải phân hủy 3 kg uranium/ ngày.

Ba Kilogram có thể rất gọn nhỏ, nhưng hãy nhớ về thảm họa hạt nhân ở Nhật năm 1945: quả bom hạt nhân ở Hiroshima CHỈ chứa 800 gram uranium, và ở Nagasaki CHỈ chứa 1.1 kg plutonium!

Có nghĩa là, xây dựng một nhà máy ĐHN công suất 100 vạn kW có nghĩa là cho nổ 3-4 quả bom nguyên tử ở 2 thành phố kia hằng ngày!

Nhật Bản bắt đầu ĐHN từ năm 1966 và cho đến nay, Nhật Bản đã cho nổ tổng cộng hơn 1 triệu 1 trăm (1,100,000) quả bom nguyên tử như vậy trên khắp đất nước. Con số quá ấn tượng!

Điện hạt nhân: xây nhà không có cầu tiêu?

Rác thải phóng xạ từ các vụ nổ đó được quản lý như thế nào?

Rác có mức phóng xạ cao được chuyển sang Anh và Pháp để làm cô đặc lại thành một khối cứng rồi chở ngược về lại Nhật Bản để… chờ. Nên nhớ chờ đợi rất quan trọng, vì chúng ta không có phương pháp nào để làm mất độc tính của phóng xạ một cách tích cực.

Trong khi chúng ta (Nhật Bản) chưa có cách xử lý thì rác vẫn cứ ùn ùn tuồn ra.
Hiện tượng này tương đương với việc chúng ta sống vui vẻ trong một căn nhà hiện đại mà không có …Toilet!!

Điện hạt nhân: Ai chờ, chờ ai?

Những loại rác có mức phóng xạ cao phải CHỜ có khi cả 1 triệu năm. Những loại rác có mức phóng xạ thấp cần được chôn xuống đất sâu (300-1000m) và chờ ít nhất là 300 năm!

Ai sẽ một lòng trung kiên chờ đợi?

1. Nhà sản xuất = các công ty điện lực?

Cuộc sống có điện và sự phụ thuộc vào điện đã trở thành quá hiển nhiên trong suy nghĩ của chúng ta. Không ai nhớ một sự thật là chỉ mới 61 năm trôi qua kể từ ngày 9 công ty điện lực Nhật Bản được đi vào hoạt động. Có nghĩa là chúng ra đã quên sạch cái ký ức về việc sống không có điện cách đây chỉ vài thập kỷ! Độ dài của 1 công ty là bao so với 300 năm, và ai sẽ đảm bảo là một công ty không bị phá sản trong suốt thời gian đó?

2. Người cho phép = Quốc gia?

Chúng ta tự hào rằng Nhật Bản là một quốc gia hiện đại. Nhưng nên nhớ rằng cái mầm mống của quốc gia đó chỉ mới được tạo nên từ thời Minh Trị, cách đây 144 năm. Ngay cả Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ cũng chỉ có tuổi đời là 236 năm, chả thấm vào đâu so với con số 300 năm của một đống rác “hạng ba”, và 1 triệu năm của một đống rác “chất lượng cao” cả!

3. Vậy thì chỉ có nhân dân chịu trách nhiệm!

Lấy thời gian bán hủy của Cesium137 là 30 năm, tôi (PGS) chắc chắn rằng 30 năm sau, tôi và 1 nửa số người trong căn phòng này sẽ chết hết. Các vị trong chính phủ cũng chết, các giám đốc công ty điện lực cũng chết. Vậy thì ai sẽ chịu trách nhiệm trông giữ khối rác khổng lồ đó? Chúng ta không thể biết được xã hội sẽ thay đổi như thế nào sau 30 năm; chúng ta không đảm bảo được một cái gì cả, nên đừng hùng hổ tuyên bố là nhận trách nhiệm gì cả!

Điện hạt nhân: vì sao chúng ta đồng ý?

Thế nhưng rõ ràng là các nhà máy ĐHN vẫn được xây dựng rất nhiều ở đất nước chúng ta với một tinh thần trách nhiệm vĩ đại. Ngay cả khi không có sự cố thì điều này đã rất phi lý và bất thường!

Chúng ta dễ dàng đồng ý với việc xây dựng nhà máy ĐHN bởi vì chúng ta đã bị lừa bằng câu chuyện thần thoại về tính an toàn gần như tuyệt đối của ĐHN, được tuyên truyền mạnh bạo và rộng khắp qua các phương tiện truyền thông với sự tham gia của những học giả vô lương tâm và vô trách nhiệm.

Chúng ta dễ dàng đồng ý với việc xây dựng nhà máy ĐHN cũng bởi vì chúng ta đã quá vô tư và vô tâm với các biện pháp mà chính phủ đưa ra để giải quyết bài toán an toàn.

Đúng vậy, chúng ta có luật nói rằng cơ sở ĐHN và cơ sở sản xuất nguyên liệu hạt nhân không được xây ở những khu đông dân và những thành phố lớn.

Chính vì thế người dân Tokyo hài lòng vì TEPCO (công ty điện lực Tokyo) đã xây nhà máy ĐHN ở ngoài Tokyo, tức là ở… Fukushima cách Tokyo đến hơn 200 km!

Trong khi các nhà máy nhiệt điện được xây san sát nhau quanh vịnh Tokyo cung cấp điện hiệu quả, các nhà máy ĐHN cần hệ thống dây dẫn hàng trăm, thậm chí hàng ngàn km để dẫn điện từ khắp nơi về “cung phụng” cho Tokyo, với hao tổn đường truyền không hề nhỏ.

Chúng ta chẳng thèm quan tâm, bởi sự sung túc, tiện nghi quan trọng hơn sự thiệt thòi âm thầm của bao kẻ lạ mặt khác. Chúng ta sẵn sàng sống thoải mái trong một ngôi nhà tươm tất, sạch sẽ mặc cho phân …ứt hôi tanh đổ ra ngoài và đổ lên đầu muôn vạn sinh linh khác.

Hãy đừng chỉ quy tội cho Chính phủ và công ty điện lực Tokyo. Hãy tự xem bản thân chúng ta có liên quan như thế nào trong việc hình thành nên đống rác hạt nhân và tai họa hạt khủng khiếp ngày hôm nay tại Fukushima. Và người bị lừa cũng phải có trách nhiệm một phần vì đã quá ngây thơ để người ta lừa!!!

PGS. Koide Hiroaki,

Phòng thí nghiệm lò phản ứng nguyên tử

Đại học Kyoto (Nhật Bản)

__________

nguồn: Tầm Nhìn . net  (04/07/2012).

http://tamnhin.net/Viet-Nam-Xanh/21881/That-khung-khiep-ve-Su-tuyet-voi-cua-Dien-Hat-Nhan-.html

Read Full Post »

DÂN NHẬT PHẢN ĐỐI TÁI SẢN XUẤT ĐIỆN HẠT NHÂN

__________

(NLĐO) – Nhiều người biểu tình tụ tập bên ngoài Nhà máy Điện hạt nhân Ohi (tỉnh Fukui, Nhật Bản) ngày 1-7 phản đối kế hoạch tái khởi động việc sản xuất điện hạt nhân của nước này sau thảm họa tại Nhà máy Fukushima Daiichi năm ngoái.

Cảnh sát đã dùng khiên để ngăn chặn những người biểu tình bên ngoài nhà máy Ohi trong khi đám đông đánh trống và hô to khẩu hiệu: “Phản đối việc tái khởi động”.

Người dân phản đối ngồi trên đường dẫn vào Nhà máy Điện hạt nhân Ohi sáng 1-7. Ảnh: AP

Theo kế hoạch của Công ty Điện lực Kansai (KEPCO), lò phản ứng số 3 tại nhà máy kể trên tái khởi động vào lúc 21 giờ (19 giờ Việt Nam) ngày 1-7.

Lò phản ứng trên sẽ bắt đầu cung cấp điện cho miền Tây Nhật Bản, trong đó có Osaka – thành phố lớn thứ hai ở Nhật – trước ngày 4-7. Theo kế hoạch, lò phản ứng số 4 sẽ hoạt động trở lại ngày 24-7.

Tất cả 50 lò phản ứng hạt nhân ở Nhật đã ngưng hoạt động kể từ ngày 5-5 để kiểm tra an toàn.

Chính phủ đã thực hiện các cuộc thử nghiệm mô phỏng cho việc tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân của nước này trước sự lo ngại của người dân về độ an toàn của chúng.

Trước thảm họa hạt nhân tháng 3-2011, năng lượng hạt nhân đáp ứng 30% nhu cầu điện năng của Nhật Bản.

Lục San (Theo CNN)
__________
nguồn: Người Lao Động online (01/07/2012).

Read Full Post »

MỰC ĐỘ NHIỂM PHÓNG XẠ

TAI KHU VỰC NHÀ MÁY FUKUSHIMA

ĐANG VƯỢT CAO KỶ LỤC

________

THẬT KINH KHỦNG! MỰC ĐỘ NHIỂM PHÓNG XẠ TAI KHU VỰC NHÀ MÁY FUKUSHIMA ĐANG VƯỢT CAO KỶ LỤC, CON NGƯỜI CHỈ CẦN TIẾP CẬN TRONG VÀI PHÚT LÀ BỊ CHẾT DO NHIỂM PHÓNG XẠ.

Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng lược dịch.


http://www.nuclearpowerdaily.com/reports/Japans_TEPCO_to_drop_nuclear_exports_report_999

Tokyo (AFP) 27 tháng Sáu, 2012 –

TEPCO, tập đoàn điều hành nhà máy điện hạt nhân bị thảm nạn Fukushima, hôm Thứ Tư cho biết số lượng phóng xạ vượt mức kỷ lục đã được phát hiện trong tầng hầm của lò phản ứng hạt nhân số 1, gây thêm nhiều phức tạp cho các công tác tẩy sạch phóng xạ nguyên tử.

Chuyên viên của TEPCO lấy một số mẫu từ tầng hầm sau khi đưa được một máy ảnh và các thiết bị đo lường qua một lổ thoát nước nhỏ tại phần trần của tầng hầm.

Mức độ nhiễm xạ bên trên mặt nước bị nhiễm chất phóng xạ trong tầng hầm đã lên mức 10,300 millisievert một giờ, một liều lượng sẽ giết người trong một thời gian ngắn sau khi làm cho ngưòi đó bị nhiễm phóng xạ chỉ trong vòng vài phút.

Với mức độ cho phép con người tiếp cận phóng xạ cho một năm, chỉ cần hiện diện tại khu này trong vòng 20 giây là đủ để gây chết người.

“Do đó nhân viên của nhà máy điện hạt nhân không thể đích thân vô được trong khu lò phản ứng hạt nhân, và chúng tôi cần phải dùng đến người máy cho công việc tháo gỡ” phát ngôn nhân của TEPCO cho biết.

Ban điều hành Fukushima nói rằng mức độ nhiễm phóng xạ tại lò hạt nhân số 1 cao gấp 10 lần mức độ nhiễm phóng xạ tại hai lò phản ứng hạt nhân số 2 và số 3.

Sở dĩ có việc rất tệ hại này là do tình trạng hư hại của các thanh nhiên liệu hạt nhân tai lò hạt nhân số 1 so với hai lò hạt nhân 2 và 3.

Vụ nổ nóng chảy tại các lỏi của 3 lò phản ứng hạt nhân trong số 6 lò xảy ra sau trận động đất ngày 11 tháng 3, 2011 và cơn sống thần tiếp theo đã làm hư hại toàn bộ hệ thống cung cấp điện và làm nguội các thanh nhiên liệu hạt nhân.

Công việc phá gỡ 3 lò phản ứng hạt nhân bị hủy hoại và khu nhà máy của lò hạt nhân số 4 dự trù sẽ cần một thời gian dài đến khoảng 40 năm và sẽ cần phải dùng những công nghệ mới.

____________

nguồn: Blog Bảo Vệ Tổ Quốc, 02/07/2012.

http://baovetoquoc.blogspot.com.au/2012/07/muc-o-nhiem-phong-xa-tai-khu-vuc-nha.html

Read Full Post »

Older Posts »